NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐẶC SẢN RƯỢU NẬM CẦN CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ XÃ DẦN THÀNG, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI.
PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN
TRƯỜNGPTDTBT THCS DẦN THÀNG
Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấphuyện dành cho học sinh trung học
năm học 2015-2016
ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG PTDTBTTHCS DẦN THÀNG
Tên dự án dự thi:
NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤTĐẶC SẢN RƯỢU NẬM CẦN CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ XÃ DẦN THÀNG, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀOCAI.
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xãhội hành vi
Tác giả :
1. Phùng Thị Mủi - Lớp 8
2. Hoàng Thị Mấy - Lớp 8
Dần Thàng tháng12 năm 2015
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đềtài 4
2. Ý tưởng nghiên cứu 4
3. Câu hỏi nghiên cứu 4
4. Các công việc đãthực hiện 4
5. Lợi ích kết quả củađề tài 5
NỘI DUNG
Chương I: Khái quát vềNậm Cần và thực trạng sản xuất rượu tại Nậm Cần 5
1.Khái quát về Nậm Cần 5
2. Thực trạng sản xuấtrượu tại Nậm Cần và điều kiện dân cư 5
2.1 Công tác tuyêntruyền quảng bá 6
2.2 Hiện trạng về nghềsản xuất rượu ở Nậm Cần 6
2.3 Hiện trạng về rượuNậm Cần 6
2.4 Hiện trạng về điềukiện dân cư 6
Chương II: Gioi thiệuvà tổng quan về quá trình nhiên cứu 6
1.Lí do nghiên cứu 7
2. Gỉa thiết 7
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiêncứu 7
5. Quy trình sản xuấtrượu Nậm Cần xã Dần Thàng 7
5.1 Nguyên liệu 8
5.2 Cách làm men 8
5.3 Bảo quản men 8
5.4 Chế biến gạo rượu 8
5.5 Qúa trình lên men 8
5.6 Qua trình chưng cất 9
5.7 Sản phẩm 9
Chương III: Giai pháp bảo tồn quy trình sản xuất rượu Nậm Cầnxã Dần Thàng
1.Đưa biện pháp bảo tồnquy trình sản xuấ rượu vào trong hương ước của làng bản 10
2. Tuyên truyền, quảngbá, xây dựng mô hình 10
3. Viết tin, bài quảngbá về rượu Nậm Cần 11
4. Gioi thiệu sản phẩm 11
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu KHKT trường PTDTBT THCSDần Thàng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy côgiáo trường PTDTBT THCS Dần Thàng huyệnVăn Bàn, tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn giúp đỡ cho nhóm chúng emnghiên cứu để hoàn thành ý tưởng của mình trong suốt thời gian chúng em thực hiệnđề tài nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, bảo tồn về quá trình sảnxuất đặc sản rượu Nậm Cần của người Dao đỏ xã Dần Thàng , huyện Văn Bàn, tỉnhLào Cai
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ thực tế chúng em thấy,hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rượu được làm từ các loại men nhậpkhẩu Trung Quốc, men sống, hoặc tạo ra rượu từ cồn viên pha với nước lã vàhương liệu ...ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người: đau đầu, hoa mắt,chóng mặt, thậm chí là ngộ độc...Còn rượu Nậm Cần- xã Dần Thàng chúng em là mộtđặc sản quý, sử dụng gạo nếp trồng tại địa phương, nguồn nước suối Nậm Cần, chảyra từ khe đá, rượu được làm từ 100% men lá nguồn gốc thảo dược, cùng với quytrình nấu độc đáo, sáng tạo sử dụng các đồ dùng, vật dụng sẵn có trong gia đìnhvà của tự nhiên, không tốn kém chi phí mà giá thành cao, an tòan cho sức khỏe,quy trình sản suất rượu còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Dao đỏ- xã Dần Thàng, nghề nấu rượu trở thành một nghề thủ công truyền thống đã vàđang được giữ gìn, phát huy.
2. Ý tưởng nghiên cứu
Làm thế nào để biết quy trình sản xuấtrượu của đồng bào Dao đỏ ở Dần Thàng? Quy trình nấu rượu độc đáo và sáng tạo ởđâu? Làm thế nào để phân biệt rượu Nậm Cần với các loại rượu khác? So với cácloại rượu thịnh hành trên thị trường thì giá thành rượu Nậm Cần như thế nào? Bảnsắc văn hóa gì được thể hiện qua quá trình sản xuất rượu của người Dao đỏ- Dần Thàng. Làm thế nào để bảo tồnquy trình sản xuất rượu Nậm Cần xã Dần Thàng?
3. Câu hỏi nghiên cứu
Bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?
Nguyên liệu sản xuất rượu là gì? Cáchlàm bánh men, trộn men, ủ men như thế nào? Quá trình chưng cất rượu ra sao? Cácyếu tố nào ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của rượu? Kết quả thu được như thếnào?
Biêt được những nét tập tục văn hóa gìcủa đồng bào Dao đỏ qua quy trình nấu rượu?
4. Các công việc đã thực hiện
Nghiên cứu thực tiễn quy trình thu hoạch( lấy ) nguyên liệu, chế biếnnguyên liệu, tạo bánh men, trộn men, ủ men, chưng cất rượu, hương vị, giá thànhsản phẩm. Nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hương vị đặc trưng củarượu. Trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo trong quá trình sản xuất rượu.
5. Lợi ích, kết quả của đề tài
Đề tàiđược thực hiện từ thực tế, tạo sân chơi cho học sinh Trung học được nghiên cứu,khám phá khoa học hành vi, được chứng minh việc làm và lợi ích của mình, pháthuy tính sáng tạo, ý thức bảo tồn giá trị cổ truyền của học sinh.
Sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương
100% men lá, nguồn gốc thảo dược, an toàn cho sứckhỏe, làm men một lần dành cho cả năm, như vậy sẽ không phải bỏ ra một khoảnchi phí mà có thể chủ động cho quá trình sản xuất rượu.
Sửdụng sáng tao những đồ dùng, vật dụng sẵn có trong gia đình( chảo gang, chõ gỗ...)
Nguồnnước suối Nậm Cần chảy từ thác đá cao, sạch, trong có vị thanh mát, an toàn vệsinh là một trong những yếu tố tạo nên hương vị đặc trưng
Chủ động về thời gian, chi phí thấp nhưng giá thành sản phẩm cao
Quytrình sản xuất rượu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đối với bản thân người nghiên cứu: hiểusâu sắc hơn quy trình sản xuất rượu cổ truyền, có ý thức xây dựng thương hiệucho địa phương mình. Đối với gia đình có niềm tin, niềm tự hào nâng cao ý thứclưu giữ quy trình sản xuất rượu độc đáo của dân tộc mình. Đối với chính quyền địaphương ủng hộ nhiệt tình, sẵn sàng đăng kí với các chủ doanh nghiệp uy tín trênthị trường, Đối với xã hội: Mọi người cùng được biết đến một loại rượu với nhiềuưu điểm nổi bật khác hẳn với các loại rượu nổi tiếng ( rượu San Lùng, rượu ngôBắc Hà...)ở Lào Cai.
NỘI DUNG
Chương I: Khái quát về Nậm Cần và thực trạng sảnxuất rượu tại Nậm Cần
1. Khái quát về Nậm Cần
Dần Thàng là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai,thôn Nậm Cần nằm cách trung tâm xã 13 km. Tổng số dân hiện nay là 798 người gồm 121 hộ gia đình, trước đây chỉ có mộtthôn Nậm Cần nhưng khoảng năm 2005 Nậm Cần được tách thành hai thôn: Nậm Cần vàNậm Hò, 100% là người Dao đỏ, sống tập trung có tinh thần đoàn kết cao, ngườidân trồng lúa một vụ, trồng rừng, thảo quả, chăn nuôi ngoài ra còn có nghề tiểu thủ công nghiệp đólà sản xuất rượu cổ truyền.
2. Thực trạng sản xuất rượu Nậm Cần
2.1. Công tác tuyên truyền, quảng bá
Công tác quảng bá chưa được chú trọng, nội dung quảng bá còn nghèo nàn,nên ít người biết đến rượu Nậm Cần
2.2.Thực trạng về nghề sản xuất rượuở Nậm Cần
Sản xuất rượu là một nghề cổ truyền tại Nâm Cần, rượu không chỉ phục vụnhu cầu sinh hoạt mà còn thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Dao đỏ nơiđây, 100% hộ gia đình nấu rượu cổ truyền để sử dụng trong sinh hoạt, trong đó25 hộ gia đình sản xuất để kinh doanh.
2.3. Hiện trạng về rượu Nậm Cần
Thưởng thức rượu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của người dân bản địavì vậy rượu Nậm Cần đã hội tụ đủ yếu tố tự nhiên, yếu tố dân tộc, yếu tố vănhóa, xã hội...Rượu Nậm Cần là kết quả của quá trình lao động cần cù và sáng tạocủa người dân, hoàn toàn an toàn với sức khỏe bởi 100% làm từ men lá - nguồn gốcthảo dược, sử dụng nguồn nước từ khe đá, sạch, trong, hương vị đặc trưng
So với các loại rượu nổi tiếng ở Lào Cai như: rượu ngô( Bắc Hà) rượu SanLùng ( Bát Xát)...thì về giá trị văn hóa: rượu Nậm Cần mang đậm đà bản sắc dântộc. Về giá trị kinh tế: rượu Nậm Cần có giá cả phải chăng mà chất lượng sản phẩmtốt, hương vị đặc trưng, an toàn cho sức khỏe, chủ động trong khâu sản xuất,chi phí thấp thế nhưng rượu Nậm Cần còn chưa được đông đảo người biết đến.
2.4. Hiện trạng về điều kiện dân cư
Do địa bàn vùng sâu vùng xa, 100% người dân sống bằng nghề trồng trọt,chăn nuôi, hầu như là tự cung tự cấp, các bạn học sinh chỉ đủ điều kiện học hếtbậc THCS hoặc THPT, ở nhà tham ra sản xuất nông nghiệp vì vậy thu nhập còn thấp,rất cần có một công việc ổn định để nâng cao đời sống.
Chương II: Gioi thiệu và tổng quan vềvấn đề nghiên cứu
1. Lí do chọn đề tài
Thưởng thức rượu đã là một phần khôngthể tách rời trong sinh hoạt văn hóa, lễhội và giao tiếp của người Việt Nam. Rượu cũng là một nét văn hóa mang đậm bảnsắc riêng của từng dân tộc. Thế nhưng qua thực tế chúng em thấy hiện nay trênthị trường bày bán vô số loại rượu làm từmen nhập khẩu, men sống, thậm chí pha cồn viên với nước lã và hương liệu để tạora rượu.... ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người: đau đầu, hoa mắtchóng mặt, ngộ độc, nhiều ca phải đi cấpcứu, chưa kể một số chủ kinh doanh còn đề nhãn mác của những thương hiệu uytín thực ra chỉ là nhại mẫu mã để thu lờibất chính. Trong khi đó rượu Nậm Cần- Dần Thàng lại hoàn toàn an toàn với sứckhỏe bởi 100% ủ bằng men lá( là nhữngcây thuốc quý hiếm mọc tự nhiên trong rừng sâu) với quy trình nấu độc đáo, sángtạo, không tốn chi phí, giá thành cao, gửi vào đó là cả bản sắc văn hóa riêngbiệt của người Dao đỏ- Dần Thàng. Rượu Nậm Cần tuy đã có thương hiệu nhưng chưađược nhân rộng vì vậy chúng em rất háo hức muốn khám phá và quảng bá rộng rãi vềquy trình sản xuất rượu truyền thống của dân tộc em.
2. Gỉa thiết
Gỉa sử có một loại rượu an toàn cho sứckhỏe - loại rượu vừa dùng để giao tiếp, làm quà biếu, vừa dùng để chữa bệnh? Gỉasử có một loại rượu chi phí sản xuất thấp nhưng chất lượng sản phẩm tốt, giáthành cao? Có một loại rượu khi nhắc đến là nhớ về cả một nền văn hóa dân tộc độcđáo? Nếu có loại rượu ấy thì giá thành là bao nhiêu? Quy trình sản xuất loại rượuđó như thế nào? Tại sao lại có đặc trưng riêng như vậy?
3. Mục đích nghiên cứu
Từ giả thiết trên chúng em đã nghiêncứu quy trình sản xuất rượu cổ truyền của dân tộc Dao đỏ- Dần Thàng để có thểquảng bá rộng rãi thương hiệu của mình, giúp người sản xuất thu được lợi nhuậnchính đáng, tạo niềm tin niềm phấn khởi, có ý thức bảo tồn nghề truyền thống đồngthời có thể phần nào giảm tỉ lệ người thưởng thức rượu bị ngộ độc như hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn quá trình thu hoạch( lấy) nguyên liệu, chế biếnnguyên liệu, làm bánh men, ủ men, chưng cất, và hương vị.
Khảo sát giá thành sản phẩm.
5. Quy trình sản xuất rượu Nậm Cầnxã Dần Thàng
Quytrình làm men:
Thảo dược-> nấu ->chắt lấy dung dịch nước-> để nguội-> trộn vỏ trấu đã nghiền mịn + bột thảo dược + dung dịch nước-> tạohình-> hong khô-> bánh men.
Quy trình sản xuất rượu:
Gạo nếp-> ngâmnước lã-> đồ chín-> để nguội-> đãi-> để ráo-> trộn men->lênmen->chưng cất-> Sản phẩm.
5.1 Nguyên liệu
- Gạo nếp: Sau khi đã phơi khô, sát qua một lần (sát lật) hạt gao màunâu đen, giữ nguyên lớp vỏ lụa và lớp tấm.
- Bánh men: Làm từ 20 loại thảo dược như: củ giềng, củ sả, trái ớt đỏ, tíatô, rau dăm, lá trầu, các loại lá thuốc bắc chỉ có trong rừng sâu như: cam thảo,các loại cây có tiếng địa phương như: tùmchasmia, pingđịacam, tả phông giỏ, biềuđang, ping đìa đồng, lò cỏ đang, địa quoái, hoa thanh minh... riêng đối với hoa thanhminh( sing minh piay) thì yêu cầu phải hái đúng vào buổi sáng sớm tinh mơ ngàythanh minh( mỗi năm hái 1 lần). Hái lá cũng phải tuân thủ theo kinh nghiệm dângian: phụ nữ có thai hoặc trong làng bản có đám ma thì không được đi hái la làmmen.
- Nguồn nước cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng:phải lấy đúng nguồn nước suối Nậm Cần( chảy ra từ khe đá, sạch trong, thanh mát) để thực hiện quá trình sản xuất.
5.2 Cách làm men
Sau khi các loại thảo dược nói trên đượcrửa qua nước sạch, sẽ đem nấu tổng hợp, khi nào tạo ra được dung dịch nước sánhđậm, tỏa hương ngạt ngào thì chắt ra chậu để nguội, trộn lẫn trấu đã ngiền mịncùng với bột khô của một số lá thảo dược đã nêu trên vào dung dịch nước đó, chúý trộn trấu vừa phải, tạo độ bền sền sệt, dùng tay nặn thành quả men, dải một lớprơm sạch trên gác bếp khoảng một ngày, lần lượt đặt các bánh men đã nặn lên lớprơm đã được hong thơm, thời gian hong bánh men thường khoảng 15 ngày, khi cầmquả men khô cong, màu nâu đen, cứng,giòn, nhẹ, thơm mùi đặc trưng của các loại lá rừng thì tiến hành cất men ( theobí quyết dân gian thì để mẻ men thành công, khi đưa rơm lên gác bếp hong, gia chủ không đượcnấu các loại thực phẩm có mùi tanh hoạc khét)
5.3 Bảo quản men
Phủ lá chằng tải chà ( tiêng địaphương) lên trên đống rơm cháy âm ỉ, khi nào thấy khói nghi ngút bay lên cùng vớimùi thơm hòa quện của lá thuốc của rơm thì lấy tải bánh men( các bánh men đãhong khô ở trên gác bếp được đựng vào trong chiếc tải) hơ qua hơ lại khoảng 5 phút sau đó treo cả tải men lên gác bếpđể dùng dần
5. 4 Chế biến gạo rượu
Chọn thóc nếp mẩy hạt, vàng khô, xátqua một lần( xát lật) hạt gạo còn giữ lại lớp vỏ lụa và lớp tấm, tùy dự định muốncó lấy bao nhiêu rượu mà người nấu định lượng gạo sẽ dùng, thường là 20kg gạo/1nồi. Gạo ngâm trong nước lã với tỉ lệ nước-gạo: 1/1, thời gian ngâm khoảng 5 tiếng đồng hồ, hạt gạo nở đều thì đổ gạo ra rácho ráo, tiếp theo đồ sôi trên trõ gỗ đến chín đều, trải cơm trên một bề mặt phẳngđể làm nguội xuống ở nhiệt độ thích hợp ( 30 - 35 độ c) thường khoảng 2- 3 tiếngđồng hồ.
5. 5 Quá trình lên men
Lên men
Tinh bột --------> rượu etylic
Lên men rượu là quá trình lên men yếm khí diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và cácquá trình vi sinh vật, quá trình lên men trong nhiệt độ thường.
Qúa trình diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượuetylic và C02. C02 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vàobề mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên, bề mặt bọt khí vỡ ra và tếbào nấm men làm chìm xuống, tạo ra ự đảo trộn, giúp quá trình lên men được tốthơn.
Cơm rượu sau khi đã để nguội, đãi một lần qua nước lã, đổra nong cho ráo, bánh men sau khi dã nát, trộn đều với cơm rượu với tỉ lệ thíchhợp, cho và ủ trong chum, bọc kín miệng chum, đợi lên men, theo kinh nghiệm thìthời gian lên men thường là 15 ngày. Khi ủ men, người thực hiện phải chọn góc đứnghoặc ngồi phù hợp khi có ánh nắng mặt trời để tránh bóng mình hiện lên ở chỗchum ủ rượu.
5.6 Qúa trình chưng cất
Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất đểthu được rượu thành phẩm. Qúa trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78 độ C, cònnước là 100 độ C . Khi chưng cất rượu được tách ra khỏi nước nhờ bay hơi dễ hơnnước.
Qúa trình chưng cất được thực hiện nhờ các đồ dùng sẵn có (Hai chảo gang, một trõ gỗ hình trụ có đục lỗ bên thành để dẫn ống dẫn rượu) đượctiến hành bằng cách nấu chín hỗn hợp lên men bằng một chảo gang lớn, hơi baylên qua trõ gỗ hình trụ, hơi rượu được ngưng tụ lại nhờ một chảo gang nhỏ đựngnước nguội đặt kín và vừa vặn trên miệng trõ, rượu chảy ra ngoài qua ốn dẫn rượubên thành trõ gỗ. Dung dịch rượu thu được trong suốt, có mùi thơm đặc trưng.
Qúa trình chưng cất rượu là quá trình cuối cùng để quyết địnhsự thành bại của sản phẩm vì vậy cũng phảituân theo một số quy tắc cổ truyền:
+ Có thể kết thúc quá trình chưng cất bằng cách hứng trực tiếp từ ống dẫn mộtthìa rượu tưới vào lửa nếu lửa không cháy.
+ Để nâng cao chất lượng và số lượng rượu thì khi chưng cất phải để lửacháy nhỏ đều, liên tục. Không để nước ở chảo dùng để ngưng tụ quá nóng, nhiệt độnước khoảng 70 độ c là có thể thay nước mới ( lưu ý phải đúng nguồn nước suối NậmCần).
+ Hứng rượu bằng chùm đất vừa đảm bảo an toàn lại vừa giữ được hương vị đậmđà đặc trưng .
+ Kiêng không cho người lạ hoặc người đi đường xa, rừng sâu vào nhà. Có giađình có lấy cây cắm trước cửa nhà để thông báo nhà đang chưng cất rượu, vì vậynếu ai do nhỡ nhàng có thể hóa giải bằng cách múc một gáo nược lạnh đổ trực tiếpvào chảo nước dùng để ngưng tụ rượu.
5.7 Sản phẩm
Cứ 20 kg gạo cho 20 lít rượu, chất lượng tốt, giá thành cao:50 000đ đến 55000đ/ 1 lít trong khi đó các loại rượu thường, làm từ men nhập khẩuchỉ có giá 12000đ- 15 000đ/ 1 lít
Những nước rượu cuối rất nhạt do độcồn thấp, nhiều nước và đục màu nước vo gạo, sẽ được sử dụng làm dấm hay bốngrượu, đây là loại gia vị dùng để nấu canh chua như canh cá, hến...hay dùng làmnước chấm cho các loại rau thơm rất đưa cơm.
Đảm bảo an toàn vệ sinh, không ảnhhưởng nặng nề tới sức khỏe: không gây đau đầu, ngộ độc...sau khi uống
Nồng độ rượu từ 35-40 độ, vị ngọt, cay nồng, mùi hương đậm đà phảng phấthương vị thảo dược
Khi thưởng thức có vị ngọt, hơi tê nơi đâu lưỡi, vị nóng dịulan tỏa dần vào cơ thể theo từng ngụm rượu. Rượu Nậm Cần thưởng thức ngon nhấtvới một số món đặc sản địa phương như: cá suối Nậm Cần ướp hạt hại Sẻn nướng,chấm muối ớt; thịt trâu hoặc thịt bò sấy; thịt lợn cắp nách hấp lá nhội cùngmăng sặt vừa ngọt, giòn, thơm bùi, ấn tượng khó quên
Sản phẩm còn là kết quả lưu giữ và tích lũy nét văn hóatruyền thống của đồng bào Dao đỏ- Dần Thàng
Chương III: Giải pháp bảo tồn quy trình sản xuất rượu Nậm Cần xã Dần Thàng
1. Đưa biện pháp bảo tồn quy trình sản xuất rượu vào trong hương ước củalàng bản
Mỗi làng bản tại xã Dần Thàng đều có hương ướcriêng để các hộ gia đình thực hiện tốt hơn quyền công dân và đảm bảo lợi ích hợppháp của mình, đây được coi là cán cân công lí cho các công dân trong làng bản,nếu ai vi phạm hương ước thì sẽ bị xử lí theo hương ước đã đưa ra, công dân( hộgia đình) nào thực hiện tốt sẽ được khen, thưởng do vậy đưa việc bảo tồn quytrình sản xuất rượu vào nội dung hương ước là việc làm cần thiết, ví dụ nộidung có thể là:
+ Bảo tồn nguồn nước: không chăn, thả giông gia súc, gia cầmlàm bẩn hoặc phóng uế xuống nguồn nước, không chặt cây, đốt rừng, làm nương rẫytại hoặc gần nguồn nước
+Bảo tồn nguyên liệu: Nhân giống các loại thảo dược có thể trồng tại nhà như látía tô, cây giềng, củ sả, ớt...khoanh vùng, nhân rộng các loại thảo dược quý hiếmchỉ thích nghi môi trường trong rừng, có biện pháp chăm sóc thường xuyên để khôngbị cạn kiệt.
2.Tuyên truyền, quảng bá, xây dựng mô hình
Đối với một địa bàn nhỏ, hẹp như thôn Nậm Cần, xãDần Thàng thì việc tuyên truyền là một biện pháp vô cùng quan trọng, học sinh tuyêntruyền đến tất cả các bạn học sinh trong nhà trường để ý thức sâu sắc hơn nghềtruyền thống, từ đó biết lưu giữ và bảo tồn; tuyên truyền đến các bạn họcsinh ngoài nhà trường từ đó tạo được sự lan truyền trong cộng đồngvề một làng nghề truyền thống và thông qua biện pháp này gia đình càng thêm cóniềm tin, niềm tự hào, phấn khởi về nghề sản xuất rượu của địa phương mình; tuyêntruyền đến chính quyền địa phương để xâydựng mô hình sản xuất, cử người có kinh nghiệm đứng ra chỉ đạo, xây dựng bangiám sát quy trình sản xuất rượu truyền thống đảm bảo uy tín, từ việc xây dựngmô hình này có thể nâng cao thu nhập chongười dân, người dân có thể tự tạo ra thu nhập tại gia đình chứ không phải rờiquê hương đến nơi khác tìm viêc làm .
3. Viết tin, bài quảng bá vềrượu Nậm Cần
Viết các tin bài giới thiệu về quy trình sản xuất,giới thiệu về sản phẩm và nét văn hóa độc đáo của dân tộc Dao đỏ để đông đảongười biết đến.
4. thiệu sản phẩm
Là trường bán trú, luôn nhận được sự quan tâm của các ban ngành, vì vậy giớithiệu ngay sản phẩm với các đoàn khách đến thăm trường cũng là một biện pháp đượcchú trọng.
KẾT LUẬN
Rượulà một thứ đồ uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Việt Nam.Rượu không chỉ dùng trong lễ, hội cổ truyền mà còn biết đến bởi những giá trịriêng của nó. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường lại bày bán tràn lan các loạirượu làm từ men nhập khẩu, men sống, quy trình nấu không đảm bảo vệ sinh, rượucó pha cồn, nước lã hoặc một số chất tạomàu ....ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người thưởng thức: đau đầu, hoa mắtchóng mặt, ngộ độc thậm chí phải đi cấp cứu...Với quy trình sản xuất rượu độcđáo, sáng tạo mang đậm phong cách cổ truyền, rượu Nậm Cần- xã Dần Thàng, đã hộitụ đầy đủ yếu tố truyền thống và đáp ứng được mọi nhu cầu trong đời sống sinhhoạt với những ưu điểm nổi bật:
- 100 % được làm từ men lá, nguồn gốc thảo dược, an toàn cho sức khỏe
- Sử dụng nguồn nước sạch chảy ra từ khe đá.
- Quy trình sản xuất rượu độc đáo, sử dụng sáng tạo những vật dụng sẵn cótrong gia đình ( chảo gang, chõ gỗ, chum) qua đó biểu hiện nét văn hóa riêng củadân tộc nơi đây.
- Chủ động trong khâu sản xuất, không tốn chi phí( gia đình nghèo vẫn có thểsản xuất được rượu chất lượng) giá thành sản phẩm cao.
- Rượu có thể chữa một số loại bệnh: đau xương khớp, nhức mỏi chân tay, chữadi ứng... hiệu quả.
- Rượu mang hương vị đặc trưng: cay nồng, vị ngọt, hơi tê nơi đầu lưỡi, độlan tỏa nhe nhàng.
Trồng lúa một vụ, làm men, nấu rượu thành một truyền thốngcủa người Dao thôn Nậm Cần nói riêng và niềm tự hào của xã Dần Thàng nói chung.Sản phẩm rượu nếp Nậm Cần là sự kết tinh của quá trình lao động cần cù và tríóc của bao thế hệ cha ông. Rượu nếp Nậm Cần là sản phẩm không thể thiếu đượctrong đời sống các gia đình, là niềm tự hào của người Dao đỏ xã Dần Thàng, nghềnấu rượu Nậm Cần được công nhận là nghề thủ công truyền thống của huyện Văn Bànmà chúng em - thế hệ trẻ cần phải giữgìn và phát huy.
Muốn thể hiện lòng hiếu khách, muốn tặng một món quà mang đậm đà bản sắcdân tộc và hương vị khó quên, an toàn cho sức khỏe còn chần chừ gì nữa mà khôngchọn rượu Nậm Cần- xã Dần Thàng!.
TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1. Nghiên cứu thực tiễn qua quy trình sản xuất rượu tại nhàông: Triệu Văn Phây- nghệ nhân nấu rượu cổ truyền - thôn Nậm Cần- xã Dần Thàng
2. Tìm hiểu, khám phá về bí quyết, về nguyên liệu trong sản xuất rượu truyềnthống từ các nghệ nhân có thương hiệu uy tín tại Nậm Cần - Dần Thàng