Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Địa lí 7, tuần 02, học kì II, năm học 2019-2020

 TRỰC TUYẾN ĐỊA 7

 

I. BÀI 40 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”

1. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Đô thị nào sau đây nằm ở vùng Đông Bắc Hoa Kì?

A.    OA-SINH-TƠN.

B.     MAT-XCO-VA.

C.    KI ÉP.

D.    MIN- XCO.

Đáp án: A

Câu 2. Các ngành công nghiệp chính ở Đông Bắc Hoa Kì là:

A. Luyện kim đen, chế tạo máy công cụ, hóa chất, dệt, thực phẩm, luyện kim.

B. Chế tạo thuyền, tàu, sản xuất ô tô.

C. Thủy điện, nhiệt điện.

D. Sản xuất xe máy, điện gia dụng.

Đáp án: A

Câu 3. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa kì?

A. Từ phía Bắc Hồ lớn đến phía Nam Hoa kì và Duyên hải TBD.

B. Từ phía Nam Hồ lớn, đồng bằng ven biển ĐTD tới các vùng công nghiệp mới phía Nam Hoa Kì và duyên hải TBD.

C. Từ phía Nam Hoa Kì tới duyên hải TBD.

D. Từ vùng công nghiệp mới phía Nam Hoa kì tới duyên hải TBD.

Đáp án:  B

Câu 3. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau?

Ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút sau những cuộc .....(1)....kinh tế liên tiếp, năm 1970-..(2).... và năm 1980-..(3).., phải thay đổi công nghệ để tiếp tục phát triển.

Đáp án:

1. Khủng hoảng

2. 1973

3. 1982

 

Câu 4. Hãy đánh dấu x vào ô đúng sai trong các nhận định sau?

Nhận định

Đúng

Sai

l. Lôt An-giơ-let là trung tâm kinh tế lơn ở vùng công nghiệp mới.

 

 

2. Niu I-ooc là trung tâm kinh tế nhỏ ở Đông Bắc Hoa kì

 

 

3. si-ca-gô là trung tâm công nghiệp lớn ở vùng công nghiệp mới.

 

 

Đáp án: 1- đúng, 2,3- sai.

Câu 5. Hãy chọn nội dung ở cột A nối với cột B sao cho đúng nhất?

A

B

1. Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa kì

a. Vùng công nghiệp mới, phía nam ven Đại Tây Dương.

2. chuyển dịch vốn và lao động ở Đông Bắc Hoa Kì

b. Sự phát triển mạnh mẽ vành đai công nghiệp mới ở phía Tây, thu hút vốn và lao đông ở Đông Bắc

3. At- lan-ta là trung tâm kinh tế ở

cHoa kì.

Đáp án: 1-b,2-a,3-c

2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Đô thị nào sau đây không nằm ở vùng Đông Bắc Hoa Kì?

A. Đi-tơ-roi.            B.  Si-ca-gô.         C. Bô xtơn.        D. Rô –ma.

Đáp án: D.

Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vị trí thuận lợi của vùng công nghiệp mới?

A. Gần nguồn nhân công rẻ từ Mê-hi-cô chuyển lên.

B. Giao thông thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các nước Châu Á Thái Bình Dương.

C. Gần Biên giới với Nga, thuận lợi giao lưu hàng hóa.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D.

Câu 3.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau?

Mê-hi-cô có nguồn nhân công .....(1), Xít tơn nằm ở phía....(2) của vùng công nghiệp mới. Mai-a-mi là một trong các .(3)...kinh tế chính ở vùng công nghiệp mới.

Đáp án: 1-rẻ, 2- Bắc, 3-trung tâm

Câu 4. Hãy đánh dấu x vào ô đúng sai trong các nhận định sau?

Nhận định

Đúng

Sai

1. Ngành công nghiệp chính ở Đông Bắc Hoa kì: công cụ hóa chât, dệt, thực phẩm

 

 

2. kếp ta là đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì

 

 

3. Một trong những nguyên nhân làm cho công nghiệp truyền thống Hoa kì bị sa sút mạnh: bị cạnh tranh mạnh bởi hàng hóa liên minh Châu Âu.

 

 

Đáp án: 1-đúng, 2-sai, 3 đúng.

Câu 5. Hãy chọn nội dung ở cột A nối với cột B sao cho đúng nhất?

A

B

1. công nghệ chưa kịp đổi mới

a. công nghiệp truyền thống bị sa sút.

2. Phi-la-đen-phi-a

b. Trung tâm kinh tế lớn ở Đông Bắc Hoa Kì.

3. Niu I-ooc.

c. Đô thị ở Đông Bắc Hoa Kì

Đáp án: 1-a,2-c,3-b

4. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP

Câu 1.Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì, có thời kì bị sa sút mạnh?

A. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi 2 cuộc khủng hoảng kinh tế.

B. Công nghệ chưa kịp đổi mới.

C. Bị cạnh tranh bởi hàng hóa liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Nic,,,,...

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 2. Hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1970-193, 1980-1982, tác động đến ngành kinh tế nào sau đây của Hoa Ki?

A.    Dịch vụ.

B.     Nông nghiệp.

C.    Du lịch.

D.    Công nghiệp truyền thống

Đáp án: D

5.MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Tại sao có sự chuyển dịch vốn, lao động ở Hoa Kì?

A. Do sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới, ở phía Tây và phía Nam Hoa Kì, thu hút vốn và nguồn nhân lực từ Đông Bắc Xuống. Do sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.

B. Do tình hinh kinh tế kém phát triển.

C. Do chiến tranh xung đột sắc tộc.

D. cả B và C đều đúng.

Đáp án: A

Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng về những thuận lợi của vị trí vành đai mặt trời?

A. Gần biên giới Mê-hi-cô dễ dàng nhập nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa. Giáp Mê-hi-cô có nguồn nhân công rẻ.

B. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa sang các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

C. Giáp với các đại dương lớn, thuận lợi phát triển gt đưởng thủy.

D. cả A và B đúng.

 

II. BÀI 41 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ.

1. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Diện tích của Trung và Nam Mĩ là:

A.    20.5 triệu km².

B.     21.5 triệu km².

C.    30.5 triệu km².

D.    35.5 triệu km².

Đáp án: A

Câu 2. Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống núi nào sau đây?

A.    An đét

B.     Everet.

C.     Cooc-đi-e.

D.    Himalaya.

Đáp án: C

Câu 3. Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu khu vực địa hình?

A.    3 khu vực địa hình.

B.     4 khu vực địa hình.

C.    5 khu vực địa hình.

D.    6 khu vực địa hình.

Đáp án: A

Câu 4. Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực:

   A. Quần đảo Ảng-ti.

   B. Vùng núi An-đét.

   C. Eo đất Trung Mĩ.

   D. Sơn nguyên Bra-xin.

Đáp án:C

Câu 5.  Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau sao cho phù hợp:

Khu vực Nam Mĩ gồm..(1)...Trung Mĩ, các quần đảo trong biển .....(2)..và toàn bộ lục địa.....(3) với diện tích ....(4) triệu km².

Đáp án: 1- eo đất, 2- ca-ri-bê, 3- Nam Mĩ, 4- 20.5

Câu 6.  Đánh dấu x vào ô đúng sai sao cho đúng với các nhận định:

Nhận định

Đúng

Sai

1. Trung và Nam Mĩ giáp Thái Bình  Dương và Đại Tây Dương

 

 

2. Dòng biển nóng Bra-xin chạy ở phía Đông bờ biển Nam Mĩ.

 

 

3. Sơn nguyên Guy-a-na, được hình thành mới đây

 

 

Đáp án: 1-đúng, 2-đúng,3-đúng.

Câu 7. Nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng:

A

B

1. Dãy núi An-đét

a. Chạy dọc phía Tây Nam Mĩ

2. Nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e

b. Rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

3. Đồng bằng A-Ma-Dôn

c. Eo đất Trung Mĩ

Đáp án: 1-a, 2-c 3-b

2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1.Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:

   A. Tính chất trẻ của núi.

   B. Thứ tự sắp xếp địa hình.

   C. Chiều rộng và độ cao của núi.

   D. Hướng phân bố núi.

Đáp án: C

Câu 2.Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn:

   A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

   B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

   C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

   D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

Đáp án: D.

Câu 3. Trung và Nam Mĩ không có bộ phận nào sau đây?

   A. Eo đất Trung Mĩ.

   B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.

   C. Lục địa Nam Mĩ.

   D. Lục địa Bắc Mĩ.

Đáp án: D.

Câu 4. Khoáng sản nào sau đây không có ở Trung và Nam Mĩ?

A.    Dầu mỏ.

B.     Vàng .

C.    Thiếc

D.    Apatit.

Đáp án: D

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-Ma-Dôn?

A. Đất đai rộng, bằng phẳng.

B. Đồng bằng có diện tích lớn nhất Nam Mĩ.

C. Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm xích đạo.

D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.

Đáp án: C

Câu 6. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Dãy An-đét nằm ở phía Tây lục địa.....(1), bề mặt sơn nguyên Bra-xin bị.....(2), miền núi An-đét có độ cao.....(3).lại trải dài trên nhiều vĩ độ.

Đáp án: 1- Nam Mĩ, 2- Cắt xẻ, 3- lớn.

Câu 7.  Đánh dấu x vào ô đúng sai sao cho đúng với các nhận định:

Nhận định

Đúng

Sai

1. Trung và Nam Mĩ là không gian địa lí rộng lơn

 

 

2. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti chủ yếu nằm ở môi trường nhiệt đới

 

 

3. Đồng bằng Pam-pa nằm ở phía Bắc Nam Mĩ.

 

 

Đáp án: 1- đúng, 2-đúng,3-sai.

Câu 8. Nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng:

Khu vực địa hình

Đặc điểm

1. Phía Tây Nam Mĩ.

a. Các đồng bằng kế tiếp nhau, diện tích lớn nhất là A- MA- DÔN.

2. Quần đảo Ăng – ti.

 

b. Nơi tận cùng của dãy Cooc – đi e-e nhiều núi lửa hoạt động.

3. Trung tâm Nam Mĩ.

c. Dãy núi trẻ An – đet, cao đồ sộ nhất Châu Mĩ.

4. Phía Đông Nam Mĩ.

d. Các cao nguyên, sơn nguyên Guy – a –na..

5. Eo đất Trung Mĩ.

e. Vòng cung gồm nhiều đảo, quần đảo, bao quanh vịnh Ca- ri – bê.

Đáp án: 1-c, 2-e,3-a, 4-d, 5-b

3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi so sánh về sự giống nhau giữa địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ?

A. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến.

B. Cấu trúc địa hình đều chia làm 3 bộ phận: núi già phía Tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông.

C. cả A và B đúng.

D. Địa hình chia làm 4 bộ phận, khí hậu khắc nghiệt ở phía Tây, mát mẻ ở phía Đông.

Đáp án: C

Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, cho biết loại gió thổi quanh năm ở quần đảo Ăng-ti và Trung Mĩ là:

A.    Gió tín phong.

B.     Gió Đông cực.

C.    Giớ Đông Bắc.

D.    Gió nhiệt đới.

Đáp án: A

4. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Dòng biển Guy-a-na và dòng biển Bra-xin là dòng biển chạy:

A.    Ven bờ biển phía Đông Nam Mĩ.

B.     Chảy phía Tây Nam Mĩ.

C.    Chạy ở Phía Nam Nam Mĩ.

D.    Nội địa Nam Mĩ

Đáp án: A

Câu 2. Nhận định nào sau đây là không đúng khi so sánh về sự khác nhau giữa địa hình Nam Mĩ và địa hình Bắc Mĩ.

A. Ở phía Đông Bắc Mĩ là dãy Apalat.

B.  Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở Phía bắc và Tây Bắc thấp dần ở phía Nam và Đông Nam.

C. Phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.

D. Đồng bằng A-ma-dôn là đồng bằng rộng lớn ở Bắc Mĩ.

Đáp án: D.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỆ THỐNG BÀI TẬP/ CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC

 TRỰC TUYẾN ĐỊA 8

 

I. BÀI 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM

1. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 1. Vùng biển Việt Nam là một phần của:

A.    Biển Đông.

B.     Hoa Đông.

C.    Java.

D.    Biển Bắc.

Đáp án: A

Câu 2. Diện tích Đông là bao nhiêu?

A.    320.000 km².

B.     3447.000  km².

C.    3555.000 km².

D.    370.000 km².

Đáp án: B

Câu 3. Diện tích phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông là:

A.    1 triệu km².

B.     2 triệu km².

C.    3 triệu km².

D.    4 triệu km².

Đáp án: A

Câu 4. Từ tháng 10-tháng 4 gió nào trên biển chiếm ưu thế?

A.    Gió Tây Nam.

B.     Gió Đông Bắc.

C.    Gió tín phong.

D.    Gió Đông Cưc.

Đáp án: B

Câu 5. Tốc độ gió trung bình trên biển là:

A.    5-6m/s.

B.     7-8m/s.

C.    9m/s.

D.    10m/s

Đáp án: A

Câu 6. Nhiệt độ trung bình nước biển trên tầng mặt là bao nhiêu?

A.    20°C.

B.     22°C.

C.    23°C.

D.    24°C.

Đáp án: C

Câu 7. Hiện tượng sương mù trên biển thường xuất hiện vào thời gian nào trong năm?

A. Cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

B. Cuối mùa xuân, đầu mùa thu.

C. Cuối mùa thu, đầu mùa hạ.

D. Cuối mùa hạ, đầu mùa Đông.

Đáp án: A.

Câu 8. Độ muối trung bình của biển Đông là:

A.    30-33‰.

B.     34-35‰.

C.    36-37‰.

D.40-41‰.

Đáp án: A

Câu 9.  Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau sao cho phù hợp nhất.

Vùng biển Việt Nam là một phần của.....(1)... ,biển Đông là một biển lớn, tương đối....(2)...nằm trong vùng....(3)..gió mùa Đông Nam Á. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ chiều (4)......

Đáp án: 1- biển đông, 2- kín, 3- nhiệt đới, 4- khác nhau.

Câu 10. Đánh dấu x vào ô đúng, sai sao cho đúng với các nội dung

Nội dung

Đúng

Sai

1. Chế độ nhật triều cuả vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.

 

 

2. Dòng biển mùa Đông hướng chảy Đông Bắc

 

 

3. Lượng mưa trên biển thường lớn hơn trên đất liền.

 

 

Đáp án: 1-đúng, 2-đúng, 3-sai.

Câu 11.  Nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng:

A

B

1. Trên biển thương phát triển về đêm và sáng.

a. Sương mù trên biển.

2. Thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa hạ

b. Dòng

3. Nguồn lợi hải sản của biển cũng có

c. Chiều hướng giảm sút.

Đáp án: 1-b, 2-a,3-c.

2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 1. Câu nào sau đây đúng, khi nói về chế độ gió trên biển Đông?

A. Mùa đông gió có hướng Đông Bắc, mùa hạ gió có hướng Tây Nam, khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng Nam.

B. Mùa đông gió có hướng Tây Nam, mùa hạ gió có hướng Đông Bắc, mỗi khu vực biển có chế độ gió khác nhau.

C. Mùa hạ đón gió Tây Nam khô nóng, mùa đông gió Đông địa cực.

D. mùa đông gió Đông Bắc hoạt động mạnh ở vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.

Đáp án: A.

Câu 2. Dựa vào H.24.2 SGk, cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào vào thàng 1?

A. Giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. Không thay đổi.

D. Tăng ở phía Bắc giảm ở Phía Nam.

Đáp án: B

Câu 3. Hai vịnh lớn nào sau đây ở Biển Đông?

A.    Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Mê-hi-cô.

B.     Vịnh Thái Lan và vịnh bengan.

C.    Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

D.    Vịnh Ca-ri-bê và vịnh Bắc Bộ.

Đáp án: C

Câu 4. Tài nguyên nào sau đây là của vùng biển Việt Nam?

A.     Sắt.

B.     Thiếc.

C.    Đồng.

D.    Dầu khí.

Đáp án: D

 

Câu 5. Thiên tai nào sau đây thường gặp ở vùng biển nước ta?

A.    Lũ lụt.

B.     Hạn hán.

C.    Lũ ống.

D.    Bão nhiệt đới.

Đáp án: D

Câu 6.  Hãy điền từ, cụm từ thích hơp nhất vào chỗ trống trong các câu sau:

Vùng biển Việt Nam .....(1)..gấp nhiều lần phần đất liền và có......(2) to lớn về nhiều mặt. Cần phải có kế hoạch khai thác và.....(3) biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp, hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Đáp án: 1-rộng, 2-giá trị, 3-bảo vệ.

Câu 7. Đánh dấu x vào ô đúng sai sao cho đúng các nội dung:

Nội dung

Đúng

Sai

1. Vùng biển nước ta giàu đẹp, nguồn lợi thật phong phú, đa dạng..

 

 

2. Môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành

 

 

3. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển Lào

 

 

4. Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận

 

 

5. Vịnh Bắc Bộ không tiếp giáp với Việt Nam

 

 

Đáp án: 1-đúng, 2-đúng, 3- sai, 4- đúng, 5-sai

Câu 8. Nối các ý ở cột A với Cột B sao cho đúng:

A

B

1. 1127mm/năm

a. Lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ.

2. Dòng biển mùa hạ tương ứng với gió mùa chính

b.Tỉnh Khánh hòa

3. Quần đảo trường sa

c. Gió Tây Nam.

Đáp án: 1-a,2-c, 3-b

3.MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP

Khoah tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Vùng biển Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận?

A.    3 bộ phận.

B.     4 bộ phận.

C.    5 bộ phận.

D.    6 bộ phận.

Đáp án: C.

4. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về các biện pháp khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam?

A. Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển
B. Giữ gìn, bảo vệ môi trường biển.

C. Khai thác quá mức dầu khí để phát triển kinh tế.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án D.

Câu 2. Những thuận lợi mà biển đem lại đối với đời sống- kinh tếcủa nhân dân:

A. Nguồn lợi thủy hải sản, khoáng sản phong phú, nhiều bãi tắm, quanh cảnh đẹp phát triển du lịch, biểm ấm, ngư trường rộng,..

B. Bão nhiệt đới, lũ lụt, bể than lớn.

C. Phát trển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịc MICE...

D. cả B và C đều đúng.

Đáp án: D.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

1. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 1. Giai đoạn nào sau đây là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam?

A. Giai đoạn tiền Cambri.

B. Giai đoạn cổ kiến tạo.

C. Giai đoạn trung sinh.

D. Giai đoạn tân sinh.

Đáp án: A

Câu 2. Mảng nền nào sau đây xuất hiện ở giai đoạn tiền Cambri?

A.    Kon Tum.

B.     Sông Đà.

C.    Đông Nam.

D.    Hà Nội

Đáp án: A

Câu 3. Giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong hai đại nào sau đây?

A.    Cổ sinh và Trung Sinh.

B.     Tân Sinh và Nguyên Sinh.

C.    Tân Sinh và Trung Sinh.

D.    Cổ Sinh và Tân Sinh.

Đáp án: A

Câu 4. Giai đoạn cổ kiến tạo cách ngày nay ít nhất bao nhiêu năm?

A.    50 năm.

B.     65 triệu năm.

C.    70 triệu năm.

D.    80 năm.

Đáp án: B

Câu 5. Giai đoạn cổ kiến tạo là thời kì cực thịnh của những sinh vật nào sau đây?

A.    Bò sát, khủng long, cây hạt trần.

B.     Nấm, rêu, địa y.

C.     Ca, con người.

D.    Hạt kín, cá voi xanh.

Đáp án A.

Câu 6. Sinh vật nào sau đây giữ vai trò thống trị trong giai đoạn tân kiến tạo?

A.    Cây hạt trần, khủng long.

B.     Cây hạt kính và bò sát.

C.    Cây hạt kín và động vật có vú.

D.    Cây hạt trần và bò sát.

Đáp án: C

Câu 7. Sự kiện nổi bật trong giai đoạn tân kiến tạo là:

A. sự xuất hiện của loài người.

B. sự xuất hiện của khủng long.

C. Sự xuất hiện của lớp ca.

D. Sự diệt vong của khủng long.

câu 8. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng:

Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ...(1)..giai đoạn, phần đất liền ban đầu là những mảng nền....(2).. nằm rải rác trên mặt biển....(3)

Đáp án: 1-ba, 2-cổ, 3-nguyên thủy.

Câu 9.Tích dấu x vào ô đúng sai sao đúng với các nội dung:

Nội dung

Đúng

sai

1. Bầu khí quyển rất ít ô xi ở giai đoạn tiền Cambri.

 

 

2. Giai đoạn cổ kiến tạo để lại những khối núi đá vôi hùng vĩ

 

 

3. Giai đoạn tân sinh là thời kì khủng long và cây hạt trần phát triển

 

 

Đáp án: 1-đúng,2-đúng,3-sai.

Câu 10. Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng:

A

B

1. Đây là giai đoạn tương đối ngắn, quan trong với nước ta cũng như thế giới.

a. Giai đoạn tân kiến tạo

2. Đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí.

b. Các vận động tạo núi lớn

3.Héc-xi-ni, In-đô-xi-ni,ki-mê-ri

c. Sự xuất hiện của loài người

Đáp án: 1-a, 2-c,3-b.

2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói  về giai đoạn tiền Cambri.

A. Xuất hiện loài người.

B. Bầu khí quyển rất ít ô xi sinh vật rất ít và đơn giản.

C. Phần đất liền ban đầu là những mảng nền cổ.

D. B và C đều đúng.

Câu 2. Mảng nền nào sau đây hình thành vào giai đoạn cổ sinh?

A.    Kon Tum.

B.     Trường Sơn Bắc.

C.    Đông Bắc.

D.    Cả B và C dều đúng.

Đáp án: D

Câu 4. Mảng nền nào sau đây được hình thành vào giai đoạn Trung Sinh?

A.    Tây Nam Bộ.

B.     Hà Nội.

C.    Sông Đà

D.    Pu Hoạt.

Đáp án: C

Câu 5. Vận động tạo núi nào sau đây diễn ra ở giai đoạn cổ kiến tạo?

A.    Ca-lê-đô-ni.

B.     Ki-mê-ri.

C.    In –đô-xi-ni.

D.    Cả A,B,C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6. Vào cuối giai đoạn cổ kiến tạo địa hình nước ta bị tác động như thế nào?

A. Bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp thành những bề mặt san bằng.

B. Bị nội lực tác động hình thành các khối núi lớn.

C. Hoạt động núi lửa diễn ra mạnh tạo nên các địa hình cao nguyên.

D. Bị nội lực tác động hình thành các vùng trũng.

Đáp án: A.

câu 7. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Giai đoạn này diễn ra trong hai đại......(1)và....(2), kéo dài 500 triệu năm. Giai đoạn cổ kiến tạo đã để lại những khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể .....(3)có trữ lượng hàng tỉ tấn.

Đáp án: 1-cổ sinh, 2- trung sinh, 3- than đá.

Câu 8. Tích dấu x vào ô đúng sai sao cho phù hợp với các nội dung:

Nội dung

Đúng

Sai

1. Quá trình hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ, là một trong các quá trình tự nhiên diễn ra ở giai đoạn tân sinh.

 

 

2. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a, diễn ra ở giai đoạn cổ kiến tạo

 

 

3. Giai đoạn tiền cambri kết thúc cách đây 542 triệu năm

 

 

Đáp án: 1-đúng, 2-sai, 3-đúng.

Câu 9. Nối các ý ở A cột với cột B sao cho phù hợp với nội dung kiến thức:

A

B

1. Tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ.

a.Giai đoạn tân kiến tạo

2. Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật vẫn còn đang tiếp diễn

b. Giai đoạn tiền Cambri

3. Giai đoạn cổ kiến tạo.

c. Phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ.

4. Quá trình mở rộng biển đông, quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa

d. Quá trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn tân kiến tạo.

Đáp án: 1-b, 2-a,3-c, 4-d.

3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP.

Câu 1. Một số trận động đất khá mạnh diễn ra ở Lai Châu Điện Biên trong những năm gần đây chứng tỏ điều gì?

A. Hoạt động tân kiến tạo vẫn tiếp tục diễn ra.

B. Quá trình tiến hóa của giới sinh vật.

C. Quá trình mở rộng biển Đông.

D. Quá trình nâng cao địa hình.

Câu 2. Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật nước ta trong giai đoạn cổ kiến tạo như thế nào?

A.Chúng cho biết khí hậu lúc đó rất nóng ẩm, rừng cây phát triển mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy quá trình phân hủy xác sinh vật và hóa than diễn ra mạnh mẽ.
B.Các loài thực vật hóa than cho biết các loài thực vật thống trị lúc đó là các họ dương xỉ và cây hạt trần.

C.Chúng cho biết khí hậu lúc đó rất mát mẻ, rừng cây phát triển mạnh mẽ.Điều này thúc đẩy quá trình phân hủy xác sinh vật và hóa than diễn ra mạnh mẽ.

D. Cả A và b đều đúng.

Đáp án: A

4. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Nhận định nào sau đây là minh chứng “vận động tân kiến tạo” vẫn đang diễn ra ở ngày nay?

A. Một số trận động đất xảy ra ở khu vực Lai Châu, Sơn La.

B. Biển Đông thu hẹp lại.

C. Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi già hóa.

D. Địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn mạnh mẽ, tạo thành các đồi nối kế tiếp nhau.

Đáp án: A

Câu 2. Một trong những ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay là:

A. Hình thành các khối núi đá vôi nhỏ, xen kẽ trong các hang động.

B. Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại, xuất hiện các cao nguyên badan, mở rộng biển đông,hình thành các khoáng sản...

C. Sự nâng lên hạ xuống của các khối núi.

D. Hình thành các thung lũng hẹp, ngang, dốc, cao.

Đáp án: B

Câu 3. Nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng với nội dung kiến thức:

A

B

1. Quá trình tiến hóa của giới sinh vật, xuất hiện loài người.

a. Giai đoạn tân kiến tạo

2. Hà Nội

b. Làm thay đổi hình thể nước ta so với lúc trước.

3. Vận động tạo núi(ca-lê-đô-ni, ki-mê-ri

c. Vùng sụt võng vào Tân Sinh phủ phù sa

4.  Sự phát triển của cây hạt trần, khủng long

d. Giai cổ kiến tạo

Đáp án: 1-a, 2-c,3-b,4-d.