Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hóa 8 tuần 03, học kì II, năm học 2019-2020

 TRỰC TUYẾN HÓA HỌC 8 TUẦN 3

I. BÀI 25 – SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI

1 MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Câu 1:      Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp

A. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2                     B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. CaCO3 → CaO +CO2                               D. Fe + 2HCl →FeCl2 + H2

Đáp án B

Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

a. Sự tác dụng của oxi với một chất là ……1……..

b. Khí oxi cần cho……..2……của người, động vật và cần để ….3…….trong đời sống và sản xuất.

Đáp án: 1- sự oxi hóa;       2 – sự hô hấp;         3 – đốt nhiên liệu

Câu 3 : Hãy đánh dấu X vào ô “ĐÚNG”, “SAI” cho các nhận định sau

Nhận định

ĐÚNG

SAI

Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2 là phản ứng hóa hợp

 

 

Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ thấp hơn trong không khí

 

 

 Đèn xì oxi- axetilen là một trong những ứng dụng của oxi

 

 

Đáp án : SAI, SAI, ĐÚNG

Câu 4 : Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho thích hợp nhất với nội dung ở cột B

A

B

1. Phản ứng hóa hợp

a. là phản ứng hóa học trong đó tạo thành hai hay nhiều chất sản phâme

 

b. PO2 + 2P2O5

 

2.  4P + 5 O2 à

c. là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

 

 

d. 2P2O5

 

Đáp án : 1-c ; 2-d

2.  MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đâu không là phản ứng hóa hợp

A. 2Cu + O2 −to→ 2CuO

B. Fe + O2 −to→ FeO

C. Mg + S → MgS

D. FeO+ 2HCl → FeCl2 + H2O

Đáp án D

Câu 2.  Lập phương trình hóa hợp của nhôm và lưu huỳnh

A. Al + S → Al2S3                                B. 2Al + 3S → Al2S3

C. 2Al + S → Al2S                                D. 3Al + 4S → Al3S4

Đáp án B

Câu 3: Hãy đánh dấu X vào ô “ĐÚNG”, “SAI” cho các nhận định sau

Nhận định

ĐÚNG

SAI

Bệnh nhân cần đến ống thở khi hô hấp không ổn định để cung cấp oxi

 

 

Oxi được dung làm chất khử

 

 

Khi càng lên cao tỉ lệ lượng khí oxi trong không khí càng giảm là vì khí oxi năng hơn không khí

 

 

Đáp án : ĐÚNG, SAI, ĐÚNG

Câu 4:  Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho thích hợp nhất với nội dung ở cột B

A

B

1. Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi mãnh liệt hơn trong không khí là

a. vì ở trong không khí , bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

 

b. vì khi oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người sinh ra năng lượng để duy trì sự sống của cơ thể.

2.  Người thợ lặn làm việc lâu dưới nước phải thở bằng khí oxi

c. vì khí oxi không tan trong nước nên trong nước không có oxi để thở.

 

d. vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

Đáp án 1-d,  2-b

3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu 1

Cho phản ứng CaO + H2O → Ca(OH)2. Tính số mol của canxi hidroxit biết khối lương của CaO là 5,6 g

A. 0,01 mol            B. 1 mol                C. 0,1 mol                     D. 0,001 mol

Đáp án: C

Câu 2

Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5 : 4. Công thức hóa học của nhôm oxit là:

A. AlO.                    B.AlO2.                        C. Al2O3                          D. Al3O4.

Đáp án: C

  Công thức của oxit là AlxOy

Giải sách bài tập Hóa 8 | Giải bài tập Sách bài tập Hóa 8

   Vậy công thức hóa học của nhôm oxit là Al2O3.

 

II. BÀI 27 – ĐIỀU CHẾ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HỦY

1 MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Câu 1:      Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Các chất dung để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3         B. KMnO4                    C. CaCO3                          D. P2O5

Đáp án: A,B

Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách ….1……những hợp chất…..2…….và dễ bị phân hủy ở …..3……..cao.

Đáp án: 1- đun nóng;     2 – giàu oxi;               3- nhiệt độ

Câu 3: Hãy đánh dấu X vào ô “ĐÚNG”, “SAI” cho các nhận định sau

Nhận định

ĐÚNG

SAI

Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học

 

 

Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới

 

 

Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử

 

 

 

Đáp án : ĐÚNG, SAI, SAI.

Câu 4:  Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho thích hợp nhất với nội dung ở cột B

A

B

1. Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

a. 1 sản phẩm

 

b. MgCO3 → MgO + CO2

 

2. Phản ứng phân hủy là

c. 2 hay nhiều sản phẩm

 

 

d. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

 

Đáp án 1-c,  2-b

2.  MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 1:             Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Hiện tượng sử dụng tàn đóm đỏ để thử khí oxi là:

A. que đóm tắt                                            B. que đóm cùng cháy 

C. Không có hiện tượng                         D. que đóm cháy từ từ rồi tắt hẳn

Đáp án: B

Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Phản ứng phân hủy là phản ứng …1……, trong đó …..2…..  chất  sinh ra …3….hay nhiều chất mới.

Đáp án: 1- hóa học     2 - một        3 – hai

Câu 3: Hãy đánh dấu X vào ô “ĐÚNG”, “SAI” cho các nhận định sau

 

Nhận định

ĐÚNG

SAI

2H2O → 2H2 + O2 là phương trình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

 

 

 Thu khí oxi bằng  cách đẩy không khí vì khí oxi nặng hơn không khí.

 

 

Thu khí oxi bằng cách đẩy nước dựa vào tính chất khí oxi ít tan trong nước.

 

 

Đáp án : SAI, ĐÚNG, ĐÚNG

Câu 4:  Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho thích hợp nhất với nội dung ở cột B

A

B

1. Khi nhiệt phân thấy 2,7552 l khí bay lên. Vậy khối lượng KMnO4

a. 38,678 g

 

b. 3,36 l

2. Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thấy có khí bay lên  thể tích của khí ở đktc là

c. 38,868 g

 

d.  4,8 l

 

Đáp án 1-c,  2-b

3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Bài 1:

Dùng 3,2 kg khí oxi để đốt cháy khí axetilen. Với lượng khí oxi như trên, có thể đốt cháy bao nhiêu m3 khí axetilen ( đktc).

A. 0,896l                            B. 896l                          C. 8,96l                   D. 89,6l

Đáp án

Giải sách bài tập Hóa 8 | Giải bài tập Sách bài tập Hóa 8

      Thể tích khí axetilen bị đốt cháy là 896l = 0,896m3.

Đáp án B

Bài 2