Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hóa học 8, tuần 01, học kì 2 , năm học 2019-2020

HỆ THỐNG BÀI TẬP/ CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC

 TRỰC TUYẾN HÓA HỌC 8

I. BÀI 24 – TÍNH CHẤT CỦA OXI

1 MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Oxi là chất khí tan trong nước và nhẹ hơn không khí

B. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí

C. Khí oxi dễ tác dụng với nhiều đơn chất (kim loại và phi kim), hợp chất

D. Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng với nhiều đơn chất(kim loại, phi kim) và hợp chất.

Đáp án: D

Câu 2: Trong các hợp chất hóa học oxi có hóa trị:

A. I                     B. II                    C. III                    D. IV

Đáp án B

Câu 3: Lưu huỳnh cháy mãnh liệt trong khí oxi tạo ra khí:

A. SO                              B. SO3                       C. SO2                           D. S2O

Đáp án C

Câu 4: Trong các câu sau, câu nao sai?

A. Oxi la chất khí không màu, không mùi, không vị

B. Oxi nặng hơn không khí

C. Oxi tan nhiều trong nước

D. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

Đáp án : C

Câu 5 : Chất nào sau đây cháy mạnh trong oxi, sáng chói, tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu ?

A. Fe                                B. CH4                                C. P                        D. H2

Đáp án A

Câu 6

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Oxi là một đơn chất ….1……..rất hoạt động. Ở nhiệt độ cao oxi có thể phản ứng được với nhiều …..2………,  ……3………và hợp chất.

Đáp án: 1- phi kim, 2 – phi kim, 3 – kim loại

Câu 7: Hãy đánh dấu X vào ô “ĐÚNG”, “SAI” cho các nhận định sau

Nhận định

ĐÚNG

SAI

Khí meetan cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt.

 

 

Khí oxi nhẹ hơn không khí

 

 

Khí oxi la một đơn chất kim loại

 

 

Đáp án : ĐÚNG, SAI, SAI

Câu 8 : Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho thích hợp nhất với nội dung ở cột B

A

B

1. Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng

a.   S + O2 → SO2

2. Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là phản ứng

b. H2 + O2  → H2O

 

c. 4P + 5O2 → 2P2O5

 

 

d. P + O2 → P2O3

 

Đáp án : 1-a ; 2-c 

2.  MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Khí oxi nặng hơn không khí bao nhiêu lần

A. 1,1 lần              B. 0,55 lần                 C. 0,90625 lần               D. 1,8125 lần

Đáp án: A

Câu 2. Cháy mạnh, sáng chói, không có khói là hiện tượng của phản ứng

A. C+O2 → CO2                                           B. 3Fe+2O2 → Fe3O4

C. 2Cu+O2 → 2CuO                                    D. 2Zn+O2 → 2ZnO

Đáp án B

Câu 3. Chọn đáp án đúng

A. CH4 + O2 → 2CO2 + H2O                                       B. 2C2H2 +5O2→ 4CO2 + 2H2O

C. Ba + O2 → BaO                                                       D. 2KClO3 → 2KCl + O2

Đáp án B

Câu 4. Tính thể tích khí oxi phản ứng khi đốt cháy 3,6 g C

A. 0,672 l             B. 67,2 l                  C. 6,72 l                      D. 0,0672 l

Đáp án C

Câu 5.  Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được

A. 1,3945 g                 B. 14,2 g                    C. 1,42 g                D. 7,1 g

Đáp án D

Câu 6

Tìm chất và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong các phương trình hóa học sau:

a. Na + …..    à     2Na2O

b. ……+ O2   à MgO

c. ……+ ……… à Al2O3

Câu 7: Hãy đánh dấu X vào ô “ĐÚNG”, “SAI” cho các nhận định sau

Nhận định

ĐÚNG

SAI

Khí oxi tan vô hạn trong nước, nặng hơn không khí

 

 

Oxi không có khả năng kết hợp với chất hemoglobin trong máu

 

 

Oxi có hóa trị 3

 

 

Đáp án : SAI,ĐÚNG,  SAI

Câu 8 : Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho thích hợp nhất với nội dung ở cột B

A

B

1. Cá sống được trong nước là do

a. tác dụng với khí oxi trong không khí

 

b. có khí oxi hòa tan vao trong nước

2. Khí metan cháy trong không khí là do

c. tác dụng với không khí

 

d. khí oxi là chất tan vô hạn trong nước

 

Đáp án : 1-b ; 2-a 3

3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP

Bài 1

a) Trong 16 g khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi ?

b) Tính tỉ khối của oxi với nitơ, với không khí.

Giải    

a) a) Trong 16g khí oxi có 16/16 = 1 mol nguyên tử oxi và 16/32 = 0,5 mol phân tử oxi.

Giải sách bài tập Hóa 8 | Giải bài tập Sách bài tập Hóa 8

Bài 2: Cho 3,36 lit khí oxi (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với 1 kim loại hóa trị III thu được 10,2g oxit. Xác định tên kim loại. Lời giải:

Giải sách bài tập Hóa 8 | Giải bài tập Sách bài tập Hóa 8

   Gọi A là kí hiệu của kim loại có hóa trị III, MA là nguyên tử khối của A.

   Ta có PTHH:

                                   4A    +    3O-->         2 A2O3

                                   4mol       3mol             2.(MA + 48)g

                                                    0,15 mol        10,2g

 

   Theo PTHH trên ta có:

Giải sách bài tập Hóa 8 | Giải bài tập Sách bài tập Hóa 8

   Vậy A là nhôm.

4. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Bài 1

Đốt cháy 12,4g photpho trong bình chứa 17g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).

a) Photpho hay oxi, chất nào còn thừa và số mol chất còn thừa là bao nhiêu ?

b) Chất nào được tạo thành, khối lượng là bao nhiêu ?

Bài giải

a)

Số mol photpho : nP=12,4/31=  0,4 (mol).

Số mol oxi : nO2 =17/32=nO2=1732= 0,53 (mol).

Phương trình phản ứng :                    

                                4P  +  5O2   2P2O5

Theo PTHH  ( mol)    4          5

Theo đề bài ( mol)    0,4         0,53

Ta thấy                  0,4   <  0,53 . Vậy P phản ứng hết, O2 dư. Mọi tính toán theo số mol của P

Theo PTHH: 

                  nO2pu= 5/4nP =5/4.0,4=0,5(mol) =>nO2dư =0,53−0,5=0,03(mol)

b) Chất được tạo thành là P2O5 .

                    Theo phương trình phản ứng, ta có :

                      n P2O5 =1/2nP =12.0,4  = 0,2 (mol).

                     Khối lượng điphotpho pentaoxit tạo thành là :

                      m = 0,2.(31.2 + 16.5) = 28,4 gam.

Bài 2:  Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất của lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn).

Bài giải

                        Phần trăm khối lượng cacbon có trong than đá là:

                           % C = 100% - 0,5% - 1,5% = 98%

                        Khối lượng của cacbon là: 

                             mC    =24.98% / 100%=23,52(kg) = 23520(g)

                          =>nC=23520/12=1960(mol)

                         Khối lượng của lưu huỳnh là:

                             mS=24.0,5% /100%=0,12(kg) = 120 g

                        =>nS=120/32=3,75(mol)

                        Phương trình hóa học các phản ứng xảy ra:

                                        C      + O2  à       CO2

              PT                    1mol                  1mol

              Bài ra               1960mol             1960mol

 

                                        S      + O2  à       SO2

              PT                    1mol                  1mol

              Bài ra               3,75mol             3,75mol

                            

                  Thể tích CO2 ở ĐKTC là

                       VCO 2=1960.22,4=43904(lít)

                    Thể tích SO2 ở ĐKTC là

                       VSO2=3,75.22,4=84(lít)




 

Cô giáo: Hoàng Thị Quynh