Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ngữ Văn 6,7,8,9, tuần 01, học kì II, năm học 2019-2020

                  BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 TUẦN 1

 

          BÀI 18 : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ; PHÓ TỪ ; TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

 

I/ Mức độ nhận biết

Bài 1 : Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

A. Tố Hữu                               B. Đoàn Giỏi

C. Tô Hoài                              D. Minh Huệ

Đáp án: C

Bài 2 : Bài học đường đường đời đầu tiên được trích từ?

A. Đất rừng phương Nam                           B. Dế Mèn phiêu lưu kí 

C. Quê ngoại                                               D. Tuyển tập Tô Hoài

Đáp án B

Bài 3: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn)               B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt)

C. Ngôi thứ ba (chị Cốc)                             D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt)

Đáp án: A

Bài 4: Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ

D. Không xác định

Đáp án: A

Câu 5. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Đáp án : A

Bài 6: Trước cái chết của Dế Choắt, thái độ của Dế Mèn rất buồn thương và ăn năn hối hận đúng hay sai?

A.   Đúng                              B. Sai

Đáp án: A

Bài 7/ Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” không có phó từ, đúng hay sai?

A. Đúng                                   B. Sai

Đáp án: B

Bài 8/ Văn miêu tả bao gồm?

A. Văn tả người             B. Văn tả cảnh

C. Văn tả đồ vật            D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Bài 9/ Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn miêu tả?

A. Quan sát                             B. Liên tưởng

C. Tưởng tượng              D. Lắng nghe

Đáp án: A

Bài 10/ Lựa chọn cụm từ sau để điền vào chỗ trống sao cho hợp lý( cường tráng; kiêu căng; hối hận)

          Bài văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp ………1………. Của tuổi tre nhưng tính tình còn ………2……….., xốc nổi.

Đáp án: 1/ cường tráng.                   2/ kiêu căng

Bài 11: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với ngoại hình của từng nhân vật trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

              Cột A

   Nối

          Cột B

1/ Dế Mèn

1-

A/ Chàng Dế gầy gò ốm yếu, xấu xí

2/ Dế Choắt

2-

B/ Chàng Dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh, đầy sức sóng, đẹp ưa nhìn

 

 

C/ Chàng Dế nhanh nhẹn, yêu đời

Đáp án: 1- B        2- A

 

II/ Mức độ thông hiểu

Bài 1/ Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” nhận định nào nói  đúng nhất về Dế Mèn?

A. Tự tin, dũng cảm                                             B. Tự phụ, kiêu căng

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người              D. Hung hăng, xốc nổi

Đáp án: B

Bài 2/ Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người

D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Đáp án: C

Bài 3/ Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?

A. Nghệ thuật miêu tả                       B. Nghệ thuật kể chuyện

C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ           D. Nghệ thuật tả người

Đáp án: A

Bài 4/ Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

A. Đúng                         B. Sai

Đáp án: A

Bài 5: Bài học đường đời đầu tiên miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, cuối cùng cũng hối hận và rút ra được bài học cho mình.

A. Đúng               B. Sai

Đáp án: A

Bài 6/ Phó từ trong câu: “Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối” là gì?

A. Đang                         B. Bữa tối

C. Tro tàn                      D. Đó

Đáp án: A

Bài 7/ Nhận xét chưa đúng về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?

A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người

B. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người

C. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết

D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả

Đáp án: D

Bài 8/ Đoạn thơ sau tái hiện điều gì?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

A. Hình ảnh chú bé Lượm                 B. Kể về nhân vật Lượm

C. Thể hiện tình cảm                         D. Thể hiện sự yêu quý Lượm

Đáp án: A

Bài 9/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống để khẳng định nghệ thuật đặc sắc trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

          Nghệ thuật………1………….của Tô Hoài rất sinh động, cách………2……….theo ngôi thứ nhất tự nhiên, ……….3…………., ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Đáp án: 1/ Miêu tả loài vật.    2/ kể chuyển.        3/ hấp dẫn

Bài 10/ Hãy lựa chọn nội dung ở cột A sao cho phù hợp với nội dung ở cột B trong bảng dưới đây

            Cột A

  Nối

         Cột B

1/ Do đâu Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời cho mình

1-

A/Những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh….

2/Phó từ đứng trước động từ, tính từ

2-

B/Do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dễ Choắt

3/ Văn miêu tả nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những gì

3-

C/Thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ

Đáp án: 1-B;        2-C;            3- A

III/ Vận dụng thấp

Bài 1/ Điền vào chỗ trống để khẳng định câu chuyện ân hận của Dế Mèn có điểm xấu nhưng cũng có điểm tốt?

Cái xấu là sự nghịch ranh,……1………..không biết sợ gây ra cái chết oan của Choắt. Những Mèn đã nhận ra được………2……….của mình, biết ân hận về việc làm dại dột, sai trái của mình, thay đổi cách……3……..với Choắt, cách nhìn nhận bản thân. Đó là nét tốt của Dế Mèn khiến người ta………4……..chứ không ghét bỏ Dế Mèn

Đáp án: 1/ hung hăng. 2/ sai lầm.   3/ đối xử.             4/ cảm tình

Bài 2/ Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đoạn văn trên có mấy phó từ?

A. 1                      B. 2

C. 3                      D. 4

Đáp án: A

Bài 3/ Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Đã                                      B. Chung

C. Là                              D. Không có phó từ

Đáp án : A

IV/ Vận dụng cao

Bài 1/ Qua diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn với chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Vậy bài học ấy là gì ?

A/ Sự trả giá cho những hành động ngông cuồng, thiếu suy nghĩ của mình

B/ Ân hận về việc làm và  tội lỗi của mình

C/ Hãnh diện về những việc làm và suy nghĩ của mình

D/ Tính kiêu căng của tuổi trẻ khiến ta phải nhớ mãi

Đáp án A

Bài 2/ Đọc đoạn văn sau và quan sát các phó từ đã được gạch chân

          Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang minh. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ, chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khóe khiến chị cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống.

          Hãy điền cụm từ thích hợp để làm rõ ý nghĩa của các phó từ trong đoạn văn trên

a/ đang, đã chỉ……………….hiện tại

b/ rất chỉ ………………..

c/ ra chỉ……………….

Đáp án :     a/ chỉ thời gian hiện tại

                   b/ chỉ mức độ đi kèm với động từ cảm nghĩ là sợ

c/ chỉ kết quả công việc tìm kiếm của chị Cốc

 

                                     

 

 

          BÀI TẬP / CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 1

MÔN: NGỮ VĂN 7

 

BÀI 18: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT; TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

1. Kiến thức

Nhận biết, hiểu và vận dụng những kiến thức của các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; nhu cầu nghị luận và những đặc điểm chung của văn nghị luận.

b. Kĩ năng

Rèn kĩ năng phát hiện, hiểu và vận dụng, củng cố kiến thức cho học sinh.

I. Mức độ nhận biết

1. Tục ngữ là gì?

A. Là những câu nói dân gian, ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân.

B. Là những câu hát được dân gian truyền lại.

C. Là những lời than thân trách phận.

D. Là những câu chuyện dân gian.

Đáp án: A

Câu 2: Câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Muốn nhấn mạnh điều gì?  

A. Đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười dài.

B. Đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn.

C. Tháng năm và tháng mười đều ngắn

D. Sự vất vả của người nông dân.

Đáp án: B

Câu 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu tục ngữ sau:

Nhất...., nhì.....,tam....,tứ giống

Đáp án: Nước, phân, cần.

Câu 4: Câu: “Tấc đất tấc vàng” Muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Giá trị của vàng.

B. Giá trị của đất

C. Giá trị của vàng hơn giá trị của đất.

D. Giá trị của đất hơn giá trị của vàng.

Đáp án: B

Câu 5: Câu: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” muốn thông báo điều gì?

A. Về đêm bầu trời nhiều sao, hôm sau trời sẽ nắng, không có sao trời sẽ mưa.

B. Sao lặn mau là trời sẽ nắng.

C. Vắng sao trời sẽ nắng.

D. Nhiều sao trời sẽ mưa.

Đáp án: A

Câu 6: Muốn bày tỏ quan điểm về một ý kiến nào đó em sẽ sử dụng kiểu văn bản nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận

Đáp án: D

Câu 7: Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô tương ứng:

                                    Nội dung

Đ/S

a. Bố cục của bài văn nghị luận cũng có ba phần như những kiểu văn bản khác (Mở bài, thân bài, kết bài)

 

b. Các bài bình luận, xã luận trên báo, đài không phải là văn nghị luận.

 

Đáp án: a- Đ     b-S

Câu 8: Yếu tố nào bắt buộc phải có trong bài văn nghị luận ?

A. Các thán từ.

B. Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.

C. Các từ ngữ biểu cảm.

D. Các từ ngữ giàu tính nhạc.

Đáp án: B

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Sử dụng phép đối, cách nói phóng đại.

B. Phép liệt kê.

C. Phép hoán dụ

D. Nhân hóa.

Đáp án: A

Câu 2: Câu: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Chơi chữ.

B.Sử dụng phép đối

C.Liệt kê

D. Nhân hóa.

Đáp án: B

Câu 3: Câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”  muốn khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải chú ý thời tiết.

B. Phải giữ nhà cửa.

C. Phải phòng vệ nếu trên bầu trời có xuất hiện ráng sắc vàng như mỡ gà.

D. Phải chăm sóc gia đình.

Đáp án: C

Câu 4: Câu: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” nêu lên kinh nghiệm gì của nhân dân ta?

A. Nhìn hiện tượng thiên nhiên dự báo thời tiết.

B. Nếu thấy kiến di chuyển từng đàn vào tháng 7 là sắp có lũ lụt.

C. Nhìn bầu trời dự đoán có lũ lụt.

D. Kinh nghiệm trồng trọt vào mùa lũ.

Đáp án: B

Câu 5: Hãy nối tương ứng giữa cột A với cột B sao cho thích hợp

A (Câu tục ngữ)

Nối

B (Nội dung)

1. Nhất thì, nhì thục.

2. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.

1-

 

a. So sánh hiệu quả kinh tế của các công việc theo tuần tự: nuôi cá, làm vườn, làm ruộng.

 

2-

b. Muốn năng suất thì phải chú ý trồng đúng thời vụ và chuyên cần cày đi bừa lại để đất tốt thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây.

 

 

c. Nhắc nhở người lao động nên sắp sếp công việc sao cho hợp lí vì thời gian của các thời điểm, các tháng trong năm là không giống nhau.

Đáp án: Nối 1-b   2-a

Câu 6: Trong cuộc sống, nếu gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu dưới dạng: Vì sao em đi học? Theo em như thế nào là sống đẹp? Thì em sẽ trả lời bằng kiểu văn bản nào?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Nghị luận.

D. Thuyết minh.

Đáp án: D

Câu 7: Theo em, khi nào chúng ta cần sử dụng đến văn nghị luận?

A. Khi muốn bộc lộ cảm xúc.

B. Khi muốn giới thiệu về một đối tượng nào đó.

C. Khi trình bày, giải thích về một vấn đề nào đó.

D. Khi cần tường thuật lại một sự kiện nào đó.

Đáp án: C

Câu 8: Khi viết bài văn nghị luận có cần phải dùng yếu tố miêu tả và tự sự không?

A. Có                          B. Không.

Đáp án: A

III. Mức độ vận dụng thấp

Câu 1: Nhờ đâu mà cha ông ta lại đức kết được những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?

A. Nhờ vào sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế trong quá trình lao động sản xuất.

B. Nhờ vào óc sáng tạo.

C. Nhờ vào khả năng giao tiếp.

D. Nhờ vào tinh thần cộng đồng.

Đáp án: A

Câu 2: Em đồng tình với nhận xét nào sau đây về tục ngữ?

A. Giàu chất trữ tình.

B. Ngắn gọn, cô đúc, có nhịp điệu, là bài học kinh nghiệm quý giá.

C. Mang đậm phong cách trung đại.

D. Mang hơi thở của thời đại mới.

Đáp án: B

IV. Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Đoạn văn:

“Mọi người Việt Nam phải hiểu biết  quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”

                                                        (Trích Chống nạn thất học - Hồ Chí Minh)

Luận điểm chính của đoạn văn trên là

A. chính sách cai trị của thực dân Pháp.

B. thống kê tỉ lệ mù chữ của đất nước.

C. nhấn mạnh trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam.

D. hậu quả của thất học.

Đáp án:C

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, muốn biết thời tiết rất dễ dàng vì vậy không cần phải học những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất nữa. Em đồng ý với ý kiền đó không? Vì sao?

A. Đồng ý vì câu tục ngữ đã hết khả năng vận dụng.

B. Đồng ý vì câu tục ngữ chỉ mang tính chủ quan của cá nhân.

C. Không đồng ý vì các câu tục ngữ vẫn là một kho tàng kinh nghiệm quý báu về thiên nhiên và lao động sản xuất.

D. Đồng ý vì các câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu tạo ổn định.

Đáp án: C.

 

BÀI TẬP / CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

BÀI 18: NHỚ RỪNG, CÂU NGHI VẤN, VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mức độ nhận biết

Câu 1: Văn bản Nhớ rừng là của tác giả nào?

A. Thế Lữ

B. Tô Hoài.

C. Vũ Đình Liên

D. Tế Hanh.

Đáp án: A

Câu 2: Văn bản Nhớ rừng thuộc thể thơ nào sau đây?

A. Lục bát.

B. Thât ngôn tứ tuyệt.

C. Thơ mới.

D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

Đáp án: C

Câu 3: Bài thơ mượn lời của con vật nào để giãi bày nỗi lòng?

A. Con thỏ.

B. Con hổ.

C. Con rùa.

D. Con hươu.

Đáp án: B

Câu 4: Nhân vật “ta” trong bài thơ Nhớ rừng chán chường, ngao ngán cảnh vật ở đâu?

A. Trong rừng sâu.

B. Trong đêm trăng.

C. Trong vườn bách thú.

D. Đêm vàng bên bờ suối.

Đáp án: C

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh về đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn:

- Câu nghi vấn là câu có các......................

- Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để.....................

- Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu.........................

Đáp án: từ ngữ nghi vấn; hỏi; hỏi chấm.

Câu 6: Câu nào sau đây là câu nghi vấn?

A. Em đi học.

B. Em đi học à?

C. Mẹ vào nhà máy.

D. Bố vào công ty.

Đáp án:B

Câu 7: Trong bài văn thuyết minh, cần xác định ý lớn, mỗi ý viết thành

A. một câu văn.

B. một đoạn văn.

C. hai đoạn văn.

D. Một luận cứ.

Đáp án: B

Câu 8: Để đoạn văn thuyết minh được rõ ý, tránh lẫn ý với đoạn văn khác thì người viết cần

A. trình bày rõ ý chủ để.

B. giới thiệu chung vấn đề cần thuyết minh.

C. xây dựng luận cứ.

D. xây dựng lí lẽ.

Đáp án: A

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Sức mạnh của nhân vật “ta” trong văn bản Nhớ rừng được diễn tả bằng hình ảnh nào?

A. Mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng.

B. Chiều lêng láng máu sau rừng.

C.Nước non hùng vĩ.

D. Mảnh mặt trời gay gắt.

Đáp án: A

Câu 2: Cho đoạn thơ:

           “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

             Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

             Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

             Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”

Đoạn thơ trên sử dụng kiểu câu nghi vấn để làm gì?

A. Bộc lộ niềm hân hoan với cuộc sống tự do.

B. Bộ lộc niềm nhớ tiếc và khao khát về một thời tự do huy hoàng.

C. Thể hiện ước mơ.

D. Thể hiện hoài bão.

Đáp án: B

Câu 3: Tác giả mượn lời của con vật bị nhốt trong vườn bách thú là muốn diễn tả điều gì?

A. Cuộc sống của người nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.

B. Cảnh ở vườn bách thú.

C. Nỗi chán ghét thực tại tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

D. Cảnh trong rừng núi hoang vu.

Đáp án: C

Câu 4: Nối cột A tương ứng với cột B để thấy được sự đối lập của hai khung cảnh trong bài thơ Nhớ rừng

A

Nối

B

1. Trong vườn bách thú.

1-

a. Cây xanh, nắng gội, gió gào ngàn, bình minh và chim hót, lá gai cỏ sắc.

2. Chốn rừng thiêng

2-

b. Mô gò thấp kém, dòng nước giả làm suối, cảnh sửa sang, giả dối

 

 

c. Bài thơ gợi lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước thuở ấy.

Câu 5: Cho câu văn sau:

Mình đọc hay tôi đọc

                       (Nam Cao, Đôi mắt)

Căn cứ vào đâu để xác định được câu trên là câu nghi vấn?

A. Dấu kết thúc, từ ngữ nghi vấn và chức năng chính.

B. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp.

C. Căn cứ vào nhân vật.

D. Căn cứ vào cuộc hội thoại.

Đáp án: A

Câu 6: Đọc câu sau:

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.

                                                                         (Nam Cao, Lão Hạc)

Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu trên được không? Vì sao?

A. Không vì đây là câu cảm thán.

B. Không vì  chức năng của câu trên không phải để hỏi.

C. Có vì câu trên có từ “tại sao”.

D. Có vì câu trên dùng để hỏi.

Đáp án: B

Câu 7: Sắp xếp đoạn văn thuyết minh theo trình tự cấu tạo của sự vật có nghĩa là

A. từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong.

B. từ hiện tại đến quá khứ.

C. chính nói trước, phụ nói sau.

D. không gian đến thời gian.

Đáp án: A

Câu 8: Sắp xếp đoạn văn thuyết minh theo trình tự thời gian có nghĩa là

A. từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong.

B. Hiện tại, quá khứ, tương lai.

C. chính nói trước, phụ nói sau.

D. Xa đến gần.

Đáp án: B

III. Mức độ vận dụng thấp

Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về giọng điệu của bài thơ Nhớ rừng?

A. Bài thơ Nhớ rừng mang giọng điệu bay bổng, lãng mạn.

B. Bài thơ hay bởi giọng điệu thống thiết, bi tráng, uất ức.

C. Nhớ rừng mang giọng điệu nhỏ nhẹ, trầm lắng.

D. Bài thơ nổi bật bởi giọng điệu sôi nổi, hào hùng.

Đáp án: B

Câu 2: Các câu nghi vấn sau đây đúng hay sai?  Hãy trả lời câu hỏi bằng việc  điền đúng (Đ), sai (S) vào ô tương ứng:

                                            Câu

Đ/S

1. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?

 

2. Khi nào thì bạn đi học?

 

3. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?

 

Đáp án: 1,3- S        2-Đ

IV. Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Đọc đoạn văn sau:

Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm.

                                                                             (Theo hoa học trò)

Câu chủ đề trong đoạn văn trên là

A.  Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.

B. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.

C.Ở nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm.

D.Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.

Đáp án: D

Câu 2: Cho các câu văn sau:

a. Nó có rất nhiều chủng loại và các màu mực khác nhau.

b. Bút bi là vật dụng quen thuộc của cả học sinh và người đi làm.

c. Chiếc bút bi dài tầm 15cm, thân bút tròn nhỏ, cầm rất vừa tay.

d. Vỏ bút được làm bằng nhựa, bút dễ dàng sử dụng cũng như tháo nắp để thay ruột bút.

Hãy lựa chọn cách sắp xếp đúng nhất để tạo thành đoạn văn thuyết minh

A. a,b,c,d.

B. b,a,c,d.

C. d,c,b,a.

D.c,b,a,d.

Đáp án: B


BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 TUẦN 1

Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: Văn bản: MÙA SĂN Ở NA LE

 

Câu 1: Văn bản “Mùa săn ở Nale” được trích từ tập truyện ngắn nào?
A.
Vệ sĩ của Quan Châu

B. Đồng bạc trắng hoa xòe

C. Chiều biên giới.
D. Đàn ong mật trở về

Đáp án: A.
Câu 2: Văn bản “Mùa săn ở Nale” thuộc thể loại:
A. Tiểu thuyết                                             B. Tùy bút
C. Thơ.                                                       D. Truyện ngắn
Đáp án: D

Câu 3: “Mùa săn ở Nale” của tác giả :
A. Ma Văn Kháng.                                 B. Cao Văn Tư
C. Chu Quang Tiềm.                            D. Lò Ngân Sủn
Đáp án: A.

Câu 4: Tác giả văn bản“Mùa săn ở Nale” được sinh ra ở:
A. Lào Cai                                         B. Yên Bái
C. Hà Nội                                          D. Lai Châu.
Đáp án: C.

Câu 5: Có thể chia những nhân vật trong truyện “Mùa săn ở Nale” thành mấy tuyến nhân vật

A. Một                     B. Hai                         C. Ba                  D. Bốn

Đáp án: B.

Câu 6: Những nhân vật nào thuộc tuyến nhân vật có tư tưởng mê tín, lạc hậu?

A. Họa sĩ Quảng, ông già Phù                     B. Ông già Phù, mẹ con cô Phủng

C. Họa sĩ Quảng, Quân                                D. Quân, Họa sĩ Quảng

Đáp án: B.

Câu 7. Nối nhân vật cột A với đặc điểm nhân vật cột B sao cho phù hợp

A

Nối

B

1. Họa sĩ Quảng

 

1-

 a. Là những nạn nhân của hủ tục mê tín nơi vùng cao.

 

2. Mẹ con cô Phủng

 

2-

b. Là người cao tuổi đại diện cho cả buôn làng về nếp ăn, ở và cách suy nghĩ.

3. Ông già Phù

 

3-

c. Là người đại diện cho cái ác, cái xấu xa

4. Quân

 

4-

d. người đại diện cho sức mạnh của con người, dám nghĩ, dám làm có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách. Đứng lên chống lại cái ác đem lại cuộc sống tự do yên lành cho làng bản.

 

 

 

 

e. Là ng­­ười có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp, có niềm tin vào con người, luôn gắn bó và mong muốn được góp phần làm đổi thay thôn bản Na Le.

 

Câu 8: Đâu không phải là nghệ thuật chính của truyện ngắn “ Mùa xuân ở Na le”

A. Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả và khắc hoạ chân dung nhân vật.

B. Sử dụng yếu tố hoang đ­ường huyền bí để tăng sực hấp dẫn cho câu chuyện

C. Cách kể chuyện hấp dẫn, kì thú, hệ thống nhân vật ấn tư­­ợng, tạo sự sinh động cho câu chuyện

D. Các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng,  lí lẽ kín kẽ ;cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái, chia sẻ kinh nghiệm

Đáp án: D

Câu 8 : Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc(vùng cao; cái ác; cuộc đấu tranh;  mê tín, lạc hậu) để hoàn thiện nội dung của văn bản” Mùa săn ở Nale”

          Tác phẩm  phản ánh chân thực (1)………………….. của đồng bào (2)…………….. trong quá trình tiêu diệt (3) ……………… cùng với những t­­ư tưởng( 4)……………………. để  v­­ươn tới cuộc sống  tốt đẹp, thanh bình, no ấm.

Đáp án: 1- Cuộc đấu tranh; 2- vùng cao ; 3. Cái ác; 4- mê tín, lạc hậu

 

Bài 2: Văn bản “Bàn về đọc sách”

 

Câu 1: Văn bản “Bàn về đọc sách” được trích từ cuốn sách nào?
A. Bàn về phép học.
B. Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
C. Tiếng Việt, mọt biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
D. Ý nghĩa văn chương.

Đáp án: B.
Câu 2: Văn bản “ Bàn về đọc sách “ là kiểu văn bản:
A. Tự sự                                             B. Biểu cảm
C. Thuyết minh.                                 D. Nghị luận.
Đáp án: D

Câu 3: “ Bàn về đọc sách “ của tác giả :
A. Nguyễn Thiếp.                                 B. Nguyễn Quang Sáng.
C. Chu Quang Tiềm.                            D. Hoài Thanh
Đáp án: C.

Câu 4: Tác giả “ Bàn về đọc sách “là người nước :
A. Trung Quốc.                                         B. Tây Ban Nha.
C. Hà Lan                                                  D. Ấn độ.
Đáp án: A.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không được đề cập trong văn bản?

A. Ý nghĩa của việc đọc sách

B. Các loại sách cần đọc

C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả

D. Những thư viện nổi tiếng trên thế giới

Đáp án: D

Câu 6: Sách đọc được chia ra làm mấy loại?
A. 2                         B. 3                             C. 4                  D. 5

Câu 7: Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ?

A. Sách thì hay nhưng sách nhiều

B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu

C. Không dễ tìm sách hay để đọc

D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Đáp án: C.

Câu 8: Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh?

A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa

B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị

C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần

D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ

Đáp án: B

 Câu 9: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách?

A. Nên lựa chọn sách mà đọc

B. Đọc sách phải kĩ

C. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

D. Cần có phương pháp đọc

Đáp án: D

Câu 10: Luận điểm 1 của bài “Bàn về đọc sách” nằm ở câu nào trong đoạn đầu?

A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.

B. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.

C. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.

D. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

Câu 11: Điền ( Đ) vào cuối nhận định mà em cho là đúng ( S) vào cuối nhận định em cho là sai

a.  “Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn tính cách, chuyên học làm người”. 

 

b. Đọc sách là 1 con đường quan trọng để tích luỹ nâng cao học vấn .

 

 

c. Văn bản “ Bàn về đọc sách” nhiều chỗ tác giả dùng cách ví von thật cụ thể , thú vị. Như vậy văn bản này có thể coi là văn biểu cảm.

 

d. Đọc sách chỉ cần đọc lướt qua, không cần đọc kĩ

 

 

Đáp án: a. Đ    b. Đ    c. S     d. S

Câu 12. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

A

Nối

B

1. Ý nghĩa của việc đọc sách

 

1-

 a. Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn để tích lũy và nâng cao vốn tri thức

2. Những khó khăn trong giai đoạn hiện nay

 

2-

b. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ bị lạc hướng gây lãng phí thời gian

3. Cách chọn sách

 

3-

c. Đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm, phải có kế hoạch và hệ thống.

4. Phương pháp đọc sách

 

4-

d. Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.

 

 

 

e. Sách là kho tàng báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại