Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ngữ Văn 6,7,8,uần 03, học kì II, năm học 2019-2020

PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN

TRƯỜNG PTDT BT THCS DẦN THÀNG

 

HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

MÔN: NGỮ VĂN 6

TUẦN 3 (Sau tái giảng)

 

          BÀI 20 : BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI; QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

 

I/ Mức độ nhận biết

 

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?

A. Người em gái                               B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh                                    D. Người anh trai

Đáp án: B

Câu 2. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả                               B. Tự sự

C. Biểu cảm                                      D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đáp án: D

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất

B. Lời người em, ngôi thứ hai

C. Lời tác giả, ngôi thứ ba

D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Đáp án: A

Câu 4. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Đáp án: C

Câu 5. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Đáp án:C

Câu 6: Cho các cụm từ sau:  “trong sáng; nhận hậu;nhận ra; tình cảm”. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”?

         “ Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm………1………..hồn nhiên và lòng………2………..của người em đã giúp cho người anh………3………..phần hạn chế ở chính mình.

Đáp án: 1: trong sáng; 2: nhân hậu; 3: nhận ra

Câu 7: Viết văn miêu tả không cần thiết phải biết liên tưởng, tưởng tượng, chỉ cần quan sát là đủ, đúng hay sai?

A. Đúng                                  B. Sai

Đáp án: B- Văn miêu tả thiếu đi sự liên tưởng, tượng tượng bài văn trở nên khô cứng, thiếu sự hấp dẫn.

Câu 8: Nối cột A với cột B để làm rõ diễn biến tâm trạng của người anh qua từng giai đoạn

             Cột A

   Nối

                 Cột B

1.Từ trước đến khi thấy em gái tự chế màu

1-

A. Người anh nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân

2. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện

2-

B. Người anh rất tò mò và hiếu kì

3. Khi đứng trước bức tranh được giải nhất

3-

C. Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái

 

 

D. Người anh hãnh diện trước tài năng của cô em gái

Đáp án: 1-B;       2- C;           3- A

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động

B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

D. Không quan tâm đến anh

Đáp án: D

Câu 2. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ                     B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,                    D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Đáp án: D

Câu 3. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Đáp án: C

Câu 4. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Đáp án: A

Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh?

A. Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái
B. Truyện thể hiện quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm nhân hậu của cô em gái
C. Truỵên miêu tả tính nết của người anh và tài năng hội hoạ của cô em gái
D. Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh đối với cô em gái có tài năng hội hoạ

Đáp án: B

Câu 6. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Đáp án: C

Câu 7:  Muốn miêu tả được trước hết người ta cần?

A. Biết quan sát, rồi đưa ra nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật

B. Liên tưởng, tưởng tượng trước đối tượng bản thân sẽ tả

C. Đọc thông tin về đối tượng cần miêu tả, từ đó tưởng tượng, liên tưởng để tả đối tượng

D. Muốn miêu tả cần hiểu rõ đối tượng mình miêu tả

Đáp án: A

Câu 8: Khoanh tròn  chữ (Đ) đúng hoặc (S) sai  trước những câu nhận định sau:

                               Nhận định

Đúng

Sai

1/ Nhân vật cô em gái trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” rất hồn nhiên, vô tư

Đ

S

2/ Đứng trước bức tranh được giải nhất người anh rất hãnh diện về tài năng của em gái mình

Đ

S

3/ Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh luôn mặc came và ghen tị

Đ

S

4/ Khi biết tranh được giải nhất, cô em lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải

Đ

S

Đáp án: 1- Đ.      2- S.            3- Đ.           4- Đ

III/ Mức độ vận dụng

Câu 1/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống để giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái trong câu: “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”

          “Tâm trạng ngỡ ngàng là bởi quá………1……….., hãnh diện là bởi thấy mình………2……….cả về mặt lý trí lẫn ………3…………., khuôn mặt tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ; xấu hổ là do………4……….. bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và ………5……….của người em gái mình.

Đáp án: 1: bất ngờ. 2: rất đẹp.         3: tâm hồn. 4: hối hận. 5: lòng nhân hậu

Câu 2: Lòng độ lượng và nhân hậu của người em gái trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” đã khiến người đọc thấm thía nhất điều gì?

A/ Đã cải hóa tính xấu của người anh trai cô

B/ Vẽ người anh trai có tâm hồn trong sáng

C/ Vẽ người anh có một tâm hồn nhạy cảm và trung thực

D/ Người anh có tâm trạng buồn bực và ích kỉ

Đáp án: A

PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN

TRƯỜNG PTDT BT THCS DẦN THÀNG

 

BÀI TẬP / CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 3

MÔN: NGỮ VĂN 7

BÀI 20: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA; CÂU ĐẶC BIỆT; BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN;

I. Mức độ nhận biết

Câu 1: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác gỉa nào?

A. Hồ Chí Minh

B. Xuân Quỳnh

C. Tố Hữu

D. Tô Hoài.

Đáp án:A

Câu 2: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc thể loại nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh.

D. Biểu cảm.

Đáp án: B

Câu 3: Câu đặc biệt là câu có cấu tạo như thế nào?

A. có Từ hai cụm C-V trở lên tạo thành.

B. Có một cụm C-V tạo thành.

C. Có thể có chủ ngữ không có vị ngữ.

D. Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Đáp án: D

Câu 4: Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần?

A. Một phần

B. Hai phần

C. Ba phần

D. Bốn phần

Đáp án: C

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí, chân lí đó là gì?

A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

B. Dân ta có tinh thần yêu thương con người.

C. Dân ta có tinh thần đoàn kết.

D. Dân ta có tinh thần hiếu học.

Đáp án: A

Câu 2: Đọc câu sau:

Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.”

                                                                                     (Nguyên Hồng)

Câu đặc biệt trên dùng để làm gì?

A. Xác định thời gian, nơi chốn

B. Dùng để bộ lộ cảm xúc.

C. Dùng để gọi đáp

D. Dùng để liệt kê.

Đáp án: A

Câu 3: Hãy điền vào chỗ trống để làm rõ nhiệm vụ của phần kết bài trong bài văn nghị luận:

Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định........,................,.................của bài.

Đáp án: tư tưởng, thái độ, quan điểm.

Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A. Mùa xuân, hoa nở đào trắng thung lũng.

B. Bạn ấy reo lên.

C. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.

D. Mai luôn chăm chỉ học bài.

Đáp án: C

III. Mức độ vận dụng thấp

Ngữ liệu:

Sắp đến tiết mục biểu diễn, lòng nó rất hồi hộp, tim đập thình thịch, nó tự đếm thời gian trôi qua: Một giây... Hai giây...Ba giây...nó giật thót người khi tên mình được đọc to trên sân khấu.

Câu 1: Câu nào là câu đặc biệt?

A. Sắp đến tiết mục biểu diễn, lòng nó rất hồi hộp

B. Nó tự đếm thời gian trôi qua.

C. Một giây... Hai giây...Ba giây.

D. Nó giật thót người khi tên mình được đọc to trên sân khấu.

Đáp án: C

Câu 2: Tác dụng câu đặc biệt trên là

A. xác định thời gian                         B. bộc lộ cảm xúc.

C. xác định nơi chốn.                        D. liệt kê

Đáp án: A

IV. Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Ngữ liệu: “Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.”

Bộ phận nào trong câu trên là luận cứ?

A. Hôm nay trời mưa,

B. chúng ta không đi chơi công viên nữa.

Đáp án: A

Câu 2: Bổ sung luận cứ vào chỗ trống cho các kết luận sau:

Em rất yêu trường em....................................

Đáp án: Theo hướng mở (ví dụ: vì đó là nơi đã chắp cánh ước mơ cho em...)

 

PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN

TRƯỜNG PTDT BT THCS DẦN THÀNG

 

BÀI TẬP/CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 3

MÔN: NGỮ VĂN 8

BÀI 20: TỨC CẢNH PÁC BÓ; CÂU CẦU KHIẾN; THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

I. Mức độ nhận biết

Câu 1: Văn bản Tức cảnh Pác Bó của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Xuân Quỳnh

C. Hồ Chủ Tịch

D. Tế Hanh

Đáp án: C

Câu 2: Văn bản Tức cảnh Pác Bó thuộc thể loại gì?

A.Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thơ tự do

D. Song thất lục bát.

Đáp án: B

Câu 3: Câu cầu khiến thừng có những từ ngữ cầu khiến nào sau đây?

A. Gì, cái gì.

B. Sao, tại sao

C. Hãy, đừng, chớ

D. Ai, gì vậy.

Đáp án: C

Câu 4: Muốn viết một bài văn về danh la thắng cảnh thì bước đầu tiên chúng ta phải làm gì?

A. Đi tham quan thực tế và ghi chép lại

B. Lập dàn bài

C. Phải tưởng tượng

D. Phải biết suy luận

Đáp án: A

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Hai câu thơ:

               Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

               Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Nói về hoạt động gì của người cách mạng?

A. Công việc trong ngày và bữa ăn đạm bạc của người cách mạng.

B. Đàm đạo việc nước.

C. Đi chiến dịch

D. Ngắm trăng.

Đáp án: A

Câu 2: Giọng điệu chung của bài thơ Tức cảnh Pác Bó là gì?

A. Vui đùa

B. Hào sảng

C. Lãng mạn

D. Hùng hồn.

Đáp án: A

Câu 3: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?

A. Chúng ta đi học

B. Chúng ta đi thôi.

C. Chúng ta đã luôn cố gắng trong học tập.

D. Hoa luôn cố gắng trong các hoạt động.

Đáp án: B

Câu 4: Câu: “Thôi, bạn đừng lo lắng quá!” Dùng để làm gì?

A. Ra lệnh

B. Miêu tả

C. Khuyên bảo

D. Tự sự

Đáp án: C

III. Mức độ vận dụng thấp

Ngữ liệu:

          Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

          - Đi thôi con.

                                    (Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 1: Trong đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến?

A. Tôi khóc nấc lên

B. Mẹ tôi từ ngoài đi vào.

C. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy.

D. Đi thôi con.

Đáp án: D

Câu 2: Đặc điểm hình thức nào cho biết câu trên là câu cầu khiến?

A. Kết thúc từ “đi thôi”

B. Kết thúc bằng dấu chấm, sử dụng từ cầu khiến “thôi”.

C. Kết thúc bằng dấu phẩy.

D. Sử dụng từ “đi”.

Đáp án: B

IV. Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối

“Cuộc đời cách mạng thật là sang” ?

A. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.

B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ

D. Gồm cả ba ý trên.

Đáp án: C

Câu 2: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là:

A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.

B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với hiên nhiên.

C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.

D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.

Đáp án: B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN

TRƯỜNG PTDT BT THCS DẦN THÀNG

 

 

HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

MÔN: NGỮ VĂN 9

Tuần: 3 sau tái giảng

1. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT:

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì ?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu.

Đáp án: A

Câu 2: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)

B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 3: Tác dụng của thành phần tình thái

A.  thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu

B. thể hiện tâm lí của người nói đối với sự việc trong câu

C. thể hiện suy nghĩ người nói đối với sự việc trong câu

D. Thành phần tình thái tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập trong câu

Đáp án: A

Câu 4: Trong những câu sau đây không có thành phần gọi- đáp?

A. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

B. Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!

C. Thưa cô, em xin phép đọc bài!

D. Ngày mai là thứ năm rồi!

Đáp án: C

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán?

A. "Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy răng khác giống nhưng chung một giàn." (Ca dao)

B. "Ô kìa, hai con hạc trắng bay về Bồng Lai!" (Thế Lữ)

C. Nắng đã lên rồi.

D. "Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đưa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi". (Nguyễn Quang Sáng)

Đáp án: B

Câu 6. Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?

A. Kìa, trời mưa.

B. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc.

C. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.

D. Chao ôi, bông hoa đẹp quá.

Đáp án: B

Câu 7: Trong câu “ Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng?

A. Thành phần gọi - đáp

B. Thành phần cảm thán

C. Thành phần tình thái.

D. Thành phần phụ chú.

Đáp án: A

Câu 8: Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng? 

A. Thành phần gọi – đáp.

B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần tình thái.

D. Thành phần phụ chú.

Đáp án: B

Câu 9: Nối thành phần biệt lập ở vế A với công dụng của thành phần biệt lập ở vế B sao cho đúng.

Vế A

Nối

Vế B

1. Thành phần tình thái

 

a. được dùng để bộc lộ hiện tương tâm lí của người nói( vui, buồn, mừng, giận…)

2. Thành phần gọi đáp

 

b.được dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

3. Thành phần cảm thán

 

c. được dùng như một trong những phương tiện để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

4. Thành phần phụ chú

 

d. dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. (giải thích thêm từ ngữ, nêu xuất xứ của từ ngữ, bày tỏ thái độ của người nói).

 

 

a.     dùng để đánh dấu tự ngư, câu, đoạn dẫn trực tiếp

 

2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU:

Câu 1: Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc (giận dữ, buồn chán, thất vọng, đau xót) để điền vào chỗ trống.

Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng …………… của tác giả.

Đáp án: đau xót

Câu 2: Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là:

A. Thành phần trạng ngữ

B. Thành phần bổ ngữ

C. Thành phần biệt lập tình thái

D. Thành phần biệt lập cảm thán

Đáp án: C

Câu 3: Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

A. Miêu tả về cô gái

B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái

C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái

D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái

Đáp án: C

Câu 4: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?
"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

A. Quan hệ bổ sung

B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân

D. Quan hệ mục đích

Đáp án: A

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần gọi-đáp

A. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập

B. Dùng để  duy trì quan hệ giao tiếp

C. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

D. Là thành phần biệt lập

Đáp án: C

Câu 6: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

 Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

A. nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu văn trước đó

B. nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ

C.  nhấn mạnh  ý vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

D. Tất cả đều sai

Đáp án: C

III. VẬN DỤNG :

Câu 1: Điền ( Đ) vào cuối nhận định đúng ( S) vào cuối nhận định sai khi nói về phép phân tích?

Nội dung

Đúng/ Sai

1. Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có chứa thành phần cảm thán.

 

 

 

2. Trong câu “ Người đồng mình thương lắm con ơi” có chứa thành phần gọi - đáp

 

 

3. Trong câu “Ngày mai tôi phải đi xa rồi” có chứa thành phần gọi - đáp

 

 

 

Đáp án: 1,2: Đ  ;  3: S

Câu 2: Chỉ ra các thành phần tình thái hoặc cảm thán bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có chứa câu trả lời đúng trong câu sau: Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con

A. Không rõ

B. Hình như

C. Tôi không rõ

D. Hai mẹ con

Đáp án: B

Câu 3: Chỉ ra các thành phần tình thái hoặc cảm thán bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có chứa câu trả lời đúng trong câu sau: Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

A. Không thể

B. Không thể nào

C. Lặp lại

D. Lần nữa

Đáp án: B

Câu 4:  Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc (chắc, hình như, chắc chắn) để điền vào chỗ trống.

……………là từ mà người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.

Đáp án: Chắc chắn